Biển báo cấm đi ngược chiều có ý nghĩa gì?
Biển báo cấm đi ngược chiều, thường được đặt ở đầu các tuyến đường một chiều, có hình tròn với nền màu đỏ và một dải màu trắng ngang qua giữa.
Biển báo này thường được làm làm bằng tôn mạ kẽm, có màng phản quang nên khi người điều khiển phương tiện di chuyển trong điều kiện trời tối hoặc thời tiết xấu vẫn có thể nhận diện được. Biển báo cấm đi ngược chiều được đặt ở đầu các tuyến đường một chiều nên còn có thể hiểu là biển báo đường một chiều.
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các biển báo hiệu cho đường bộ, biển báo cấm đi ngược chiều được sử dụng để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, ngoại trừ các xe ưu tiên như: Xe chữa cháy; xe quân sự, xe công an, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường và xe cứu thương… đi làm nhiệm vụ.
Đối với người đi bộ sẽ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường. Như vậy, tất cả các phương tiện đều không được đi vào đoạn đường có đặt biển báo này ở đầu đường, trừ các xe ưu tiên đã kể trên.
Với quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định chiều đi ngược lại với chiều đặt biển P.102 là lối đi thuận chiều. Vì vậy, hướng di chuyển cùng với chiều đặt biển báo là hướng bị cấm, các phương tiện chỉ được di chuyển ngược chiều đặt biển báo.
Chính vì vậy mà những phương tiện đang di chuyển đúng hướng sẽ không được phép quay đầu xe theo hướng ngược lại.
Đi ngược chiều, người tham gia giao thông sẽ bị phạt thế nào?
Hiện nay, người tham gia giao thông vi phạm lỗi đi ngược chiều sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Ô tô: Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng và có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Xe máy: Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu và cũng có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong một thời gian nhất định.
Xe đạp và các phương tiện thô sơ khác: Phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
Trường hợp đi điều khiển xe đi ngược chiều gây tai nạn:
Người điều khiển xe máy đi ngược chiều hoặc xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.
Đối với ô tô thì mức xử phạt có thể lên đến 3 triệu đến 5 triệu đồng. Đối với trường hợp này, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Tầm quan trọng của việc tuân thủ
Tuân thủ biển báo cấm đi ngược chiều không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là hành động cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản của mình và người khác. Nó góp phần tạo nên một môi trường giao thông an toàn và thông suốt cho tất cả mọi người.
Biển báo cấm đi ngược chiều là một phần không thể thiếu trong hệ thống báo hiệu đường bộ, giúp duy trì trật tự và an toàn trên đường. Hãy luôn chú ý và tuân thủ các quy định giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
T.H (T/h)