(ĐSPL) – “Trên cơ sở quản lý tại địa bàn thôn, tôi nhìn là tôi biết hộ nào khó khăn, sau đó tôi sẽ nhặt ra từng hộ để bình xét và đưa lên danh sách. Trên cơ sở đó tôi sẽ chuyển danh sách lên xã” - ông Vũ Văn Ngợi – Trưởng thôn Tương Chúc cho biết.
[mecloud]YyYLv4SvYt[/mecloud]
Liên quan tới vụ việc người dân thôn Tương Chúc (xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) phản ánh gia đình ông Bí thư Chi bộ thôn Vũ Văn Quy thuộc diện hộ nghèo dù có nhà 3 tầng, PV báo Đời sống & Pháp luật đã liên hệ làm việc với ông Vũ Văn Ngợi – Trưởng thôn Tương Chúc để tìm hiểu quá trình bình bầu, xét duyệt hộ nghèo tại thôn.
Ngôi nhà 3 tầng của vị Bí thư Chi bộ thôn Tương Chúc. |
Trao đổi với PV, ông Ngợi cho biết: “Chúng tôi không xét duyệt theo chỉ tiêu kế hoạch của thành phố, nếu xét kỹ thì số lượng hộ nghèo của thôn còn nhiều hơn, chứ không chỉ dưới 1\% như thời điểm hiện tại”.
Nói về trường hợp hộ nghèo của gia đình Bí thư Chi bộ thôn Vũ Văn Quy, ông Vũ Văn Ngợi cho biết: “Về trường hợp của gia đình ông Vũ Văn Quy, một trong những tiêu chí tôi xét là bản thân ông Quy tham gia công tác cơ sở do lương bổng không có, chỉ có tiền hỗ trợ phụ cấp (hơn 900.000 đồng). Vợ ông cũng bị mắc bệnh hiểm nghèo 10 năm nay. Trong ban tiêu chí xét hộ nghèo chúng tôi cũng như xã xem xét tạo điều kiện cho gia đình ông Quy thuộc diện hộ nghèo để chủ yếu lấy bảo hộ quyền lợi bảo hiểm y tế. 1 tuần cô Tho phải đi viện lọc máu hai ba lần tại bệnh viện. Nếu không được hưởng chính sách bảo hiểm y tế thì gia đình không thể trụ nổi”.
Ông Vũ Văn Ngợi - trưởng thôn Tương Chúc. |
Ông Ngợi cho biết, trong tiêu chí hộ nghèo Nhà nước không có hỗ trợ gì lớn cho người dân. Chỉ có cuối năm sẽ được hưởng 1 phần quà của đơn vị hành chính dành cho người dân, không được trợ cấp hàng tháng. Phần gia đình trông mong nhất chính là chính sách bảo hiểm y tế dành cho người nghèo.
[mecloud]iqGavGrWKR[/mecloud]
Trả lời về việc người dân trong thôn phản ánh họ không đươc chính quyền công khai danh sách các hộ nghèo (điển hình việc gia đình ông Quy 10 năm qua thuộc diện hộ nghèo nhưng thời gian gần đây người dân mới biết chuyện), ông Ngợi cho hay việc bình bầu hộ nghèo trong thôn do các hộ tự đề nghị và trưởng thôn cân nhắc, không để người dân toàn thôn tự bình xét. Vì vậy việc người dân không biết hộ nào thuộc diện nghèo cũng là điều dễ hiểu.
“Quy trình bình xét hộ nghèo chúng tôi không họp toàn dân để bình xét. Nếu để người dân trong thôn bình xét thì không bao giờ chọn được hộ nghèo, và con số hộ nghèo sẽ không dừng lại ở dưới 1\%. Người dân sẽ tự đề nghị. Trên cơ sở quản lý tại địa bàn thôn, tôi nhìn là tôi biết hộ nào khó khăn, sau đó tôi sẽ nhặt ra từng hộ để bình xét và đưa lên danh sách. Trên cơ sở đó tôi sẽ chuyển danh sách lên xã. Sau đó hội đồng chuẩn xét hộ nghèo hàng năm của xã sẽ xét duyệt danh sách hộ nghèo”, ông Ngợi cho biết.
Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội vừa ban hành Thông tư 24/2014/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung quy định về quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm. Quy định tổ chức bình xét ở thôn/bản, tổ dân cư a) Chủ trì Hội nghị là Trưởng thôn/bản, tổ dân cư; tham dự hội nghị gồm đại diện Đảng ủy, UBND cấp xã, cán bộ giảm nghèo, bí thư chi bộ, chi hội trường các chi hội đoàn thể thôn/bản, tổ dân cư; các hộ có tên trong danh sách đưa ra bình xét; đại diện các hộ gia đình trong thôn/bản, tổ dân cư (hội nghị phải có trên 50\% đại diện hộ gia đình tham dự); b) Việc bình xét theo nguyên tắc dân chủ, công khai, khách quan và phải lấy ý kiến biểu quyết đối với từng hộ (theo hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín); kết quả biểu quyết phải có trên 50\% số người tham dự đồng ý mới đưa vào danh sách đề nghị: hộ thoát nghèo, cận nghèo; hộ nghèo, cận nghèo mới; c) Kết quả bình xét phải được ghi vào biên bản; biên bản và danh sách hộ nghèo, cận nghèo qua bình xét được lập thành 2 bản, có chữ ký của người chủ trì, thư ký cuộc họp: 1 bản lưu ở thôn/bản, tổ dân cư; 1 bản gửi Ban chỉ đạo cấp xã. |
(Còn nữa)
Xuân Tùng - Đức Cảnh - Hải Đăng
[mecloud]a6ihcmwX0b[/mecloud]