Vũ Hoàng Quân (SN 1995, tại Hà Nội), thầy giáo online Lớp học Lý thầy Quân, được biết đến là gương mặt giáo viên trẻ, đào tạo ra khá rất nhiều học sinh hiện là Á khoa của các trường đại học.a
Để có được lượng học sinh “chất lượng” như vậy, thầy giáo 9X đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu tất cả bộ đề, theo dõi tất cả các dạng đề thi qua các kỳ thi THPT.
Theo thầy Quân, thông thường các dạng đề thi môn Lý rất rộng, phủ toàn bộ kiến thức của cấp trung học phổ thông. Các dạng đề cũng phù hợp với mục đích đánh giá năng lực của học sinh mà không dựa trên việc học thuộc, học tủ!
Thầy Quân cho biết, môn Vật Lý có hình thức thi trắc nghiệm gồm 40 câu hỏi, thời gian làm bài 50 phút. Nội dung kiến thức chủ yếu nằm trong SGK 12 Ban cơ bản, kiến thức bao phủ trong 7 chương: dao động cơ, sóng cơ và sóng âm, dòng điện xoay chiều, dao động và sóng điện từ, sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng, vật lý hạt nhân.
Đề thi sẽ có khoảng 20-30% số câu hỏi trong đề thi dùng để chọn học sinh khá, giỏi Vật Lý, là các nội dung liên quan đến.
Trong mỗi đề thi thông thường sẽ có những dạng câu hỏi về cơ học.
Chương Dao động cơ học: Đó là những bài toán va chạm giữa hai vật, bài toán về lực đàn hồi - lực phục hồi, con lắc đơn chịu tác dụng của ngoại lực…
Chương Sóng cơ và sóng âm: chú ý đến những bài toán xác định số cực đại, cực tiểu trong các cạnh của các hình đặc biệt (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác hay hình tròn); Xác định khoảng cách max, min từ điểm khảo sát đến hai nguồn…
Chương Dòng điện xoay chiều: xoay quanh các bài toán liên quan đến cực trị, bài toán hộp đen, bài toán về độ lệch pha…
Chương Dao động và sóng điện từ: đó là bài toán ghép tụ, tụ xoay…
Chương Sóng ánh sáng: bài toán cần quan tâm đó là xác định số vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm và gần vân sáng trung tâm nhất, các bài toán về giao thoa với ánh sáng hỗn hợp, hoặc bài toán xác định độ dịch chuyển của hệ vân giao thoa khi trước hai nguồn đặt một bản mỏng…
Chương Lượng tử ánh sáng: chú ý đến bài toán electron chuyển động trong điện trường và từ trường, xác định quãng đường và vận tốc của nó.
Chương Vật lý hạt nhân: cần quan tâm tới hai định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng toàn phần để xác định vận tốc hay góc hợp bởi hai hạt nhân
Do đó, học sinh Khá, giỏi để đạt điểm 9, 10 cần ôn tập những bài trọng điểm trong chương trình lớp 10, 11 những kiến thức liên quan như:
Lớp 10: Động học và động lực học chất điểm. Chú trọng đến các khái niệm vận tốc, gia tốc, lực quán tính, các định luật Niu – tơn và các lực cơ học, các định luật bảo toàn động lượng, cơ năng, năng lượng...
Lớp 11: Công của lực điện trường, chuyển động của hạt mang điện dưới tác dụng của lực điện trường; Từ trường và cảm ứng điện từ, chuyển động của hạt mang điện dưới tác dụng của từ trường (lực Lo–ren–xơ); Thấu kính và lăng kính, sự truyền ánh sáng qua thấu kính và lăng kính, các công thức thấu kính và lăng kính...
“Đối với môn Vật Lý thì các câu hỏi không nặng về tính toán như đề thi THPT Quốc Gia, tập trung chủ yếu về bản chất hiện tượng và logic tư duy.
Điều này đòi hỏi học sinh phải có một sự hiểu kỹ, tính toán chính xác, tổng hợp kiến thức một cách rõ ràng.
Ngoài ra, bài thi đánh giá năng lực sẽ không có sự phân chia câu hỏi từ dễ đến khó, số lượng câu của mỗi môn ít hơn và vẫn có các câu hỏi trắc nghiệm nhưng sẽ kết hợp thêm những câu hỏi tự tính và điền đáp án. Tuy nhiên kỳ thi này chúng ta nên thử sức vì có thể đó là cơ hội để chúng ta đạt được ước mơ của mình”, thầy Quân chia sẻ.
Thu Hà