Theo sử sách ghi lại những năm tháng cuối đời tại Tử Cấm Thành, năm 1908, Từ Hy thái hậu qua đời sau gần 30 năm nắm giữ quyền lực cao nhất trong triều đại nhà Thanh. Từ Hy thái hậu qua đời vào đêm ngày 15/11, ngay sau khi bà chỉ định Phổ Nghi - một đứa trẻ mới 3 tuổi, lên ngôi.
Theo đó, lễ tang của Từ Hy thái hậu diễn ra theo các nghi lễ hoàng gia truyền thống của nhà Thanh. Tuy nhiên, do sự tác động của văn minh thế giới vào cuối thế kỷ 19 đã lan tỏa đến Trung Quốc, ngoài những vật phẩm bằng vàng truyền thống, người ta cũng thấy rất nhiều vật phẩm từ vàng bị thiêu đốt trong lễ tang của bà như: tiền giấy, đồng hồ, tủ và các món đồ khác, điều này chưa từng thấy trong các nghi lễ tang tại Trung Quốc.
Nói về giá trị của tài sản được chôn cất cùng với Từ Hy thái hậu, cho đến ngày nay, người ta vẫn ngạc nhiên về số lượng và giá trị của những món đồ. Một số nhận định cho rằng, nếu tính theo tỷ giá và giá trị hiện đại, tổng số lượng và giá trị của các tài sản được chôn cất cùng Từ Hy thái hậu có thể lên đến hàng tỷ USD.
Theo đó, năm 1928, Tôn Điện Anh - chỉ huy quân đoàn 12 của Đảng Quốc dân, đã sử dụng pháo binh để mở đường khai quật lăng mộ của Từ Hy thái hậu. Kết quả là quan tài của thái hậu bị phá hủy, toàn bộ của cải bao gồm vàng bạc và đá quý kỳ trân dị bảo đã bị lấy đi một cách thô bạo. Thậm chí, Tôn Điện Anh còn mở miệng của Từ Hy thái hậu để lấy mất viên dạ minh châu trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Sự việc này nhanh chóng lan ra khắp cả Trung Quốc và các tổ chức và tổ chức đoàn thể đã gửi điện đến chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm các kẻ trộm mộ. Tưởng Giới Thạch đã ra lệnh đưa Từ Hy thái hậu trở lại trong quan tài và thu hồi lại những kho báu đã bị đánh cắp.
Năm 1983, một đội công tác được hình thành để tiến hành việc tu bổ lại di hài và lăng mộ của Từ Hy thái hậu. Tuy nhiên, công việc này không thể thực hiện do Bộ Văn hóa và Lịch sử Trung Quốc phát thông báo ngừng lại.
Với mong muốn tiếp tục bảo quản di hài của bà một cách toàn vẹn, tháng 4/1984, một lần nữa đội công tác đã mở nắp quan tài của thái hậu. Trong lần kiểm tra này, mọi người đã bất ngờ khi phát hiện trong tay phải của Từ Hy thái hậu có một túi gấm nhỏ, bên trong đó chứa một chiếc răng và hai chiếc móng tay của bà.
Được biết, khi sống, Từ Hy thái hậu thường có thói quen chăm sóc móng tay, tuy nhiên, bà chỉ nuôi dưỡng 3 móng gồm ngón cái, ngón út và áp út. Mỗi móng tay được một người phụ nữ đảm nhận việc chăm sóc và để bảo vệ chúng, những chiếc móng này được bao phủ bởi hộ giáp làm bằng vàng.
Để bảo vệ móng tay, Từ Hy thái hậu đã yêu cầu ngự y tạo ra một loại thuốc dưỡng móng đặc biệt, giúp móng tay mềm mại hơn và khó gãy. Cùng với đó, bộ sưu tập dụng cụ bao gồm kim móc, bàn chải, kéo nhỏ dùng để làm móng tay cho thái hậu cũng được nhập khẩu chất lượng.
Nhờ sự chăm sóc kỹ lưỡng, móng tay của Từ Hy có thể mọc dài tới hơn 15cm. Tuy nhiên, trong thời kỳ cuộc chiến giữa Liên quân Tám nước và Bắc Kinh, đặc điểm này đã trở thành mục tiêu truy bắt Từ Hy Thái hậu.
Để đảm bảo an toàn, Từ Hy thái hậu đã phải thay đổi cách ăn mặc và thường phục của mình. Đồng thời, bà cũng phải cắt ngắn móng tay. Khi thực hiện việc cắt móng tay cho thái hậu, tất cả các cung nữ trong cung đều không kìm được nước mắt. Khi Từ Hy qua đời, các cung nữ và thái giám thân cận đã tỉ mỉ cất giữ móng tay và cả răng của bà vào một chiếc túi gấm. Túi này được khâu bằng chỉ vàng và để trên tay thái hậu.
Sau này, khi công tác tu bổ lại di hài của Từ Hy thái hậu tiến hành, người ta mới phát hiện thấy. Di thể cuối cùng của Từ Hy khi đưa lại vào quan tài có chiều cao 1m60. Tất cả những vật dụng quý như trang sức, áo choàng, chân trâu... lấy lại được từ vụ trộm năm 1928 vẫn để y nguyên trong nơi an nghỉ cuối cùng của vị thái hậu quyền lực này.
Phương Linh(T/h)