+Aa-
    Zalo

    Bí mật mối quan hệ Nga - Trung trong ván bài với phương Tây

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trong nhiều năm luôn là một điều bí ẩn thu hút sự chú ý của giới truyền thông và các nhà phân tích.

    Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trong nhiều năm luôn là một điều bí ẩn thu hút sự chú ý của giới truyền thông và các nhà phân tích.

    Trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao ngày càng leo thang giữa Nga và Liên minh EU, nhiều nhà ngoại giao quốc tế đã đặt dấu hỏi về vị trí của Trung Quốc với sự việc này. Tờ Opinion (Bзгляд) của Nga đã đưa ra nhiều giả thuyết và phân tích dưới các góc nhìn đa chiều.

    Trung Quốc là đối tác địa chính trị quan trọng hàng đầu của Nga suốt nhiều năm. Hiện nay, dư luận Nga đang xôn xao thắc mắc lý do Bắc Kinh không cùng lên tiếng chỉ trích Anh trong vụ điệp viên Skripal. Trên thực tế, bản chất thật sự mối quan hệ Nga - Trung và mục tiêu chính Tổng thống Putin cùng Chủ tịch Tập Cận Bình đang theo đuổi phức tạp gấp nhiều lần một phát biểu bênh vực đơn thuần.

    Mối quan hệ Nga - Trung có ảnh hưởng chính trị và quân sự sâu rộng trên trường quốc tế - Ảnh: Economist

    Bởi vậy, mối quan hệ Nga - Trung phải được xem xét trên phạm vi quốc tế, không đơn thuần là một mối quan hệ song phương. Nó đòi hỏi tính hợp tác như một liên minh chiến lược nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu riêng của mỗi nước. Ngoài tham vọng chung về thiết lập trật tự thế giới mới với trọng tâm nằm tại châu Á, cả Nga và Trung Quốc đều phải tăng cường và phát triển tối đa nội lực về kinh tế và quân sự trên phương diện hợp tác lành mạnh, tránh cạnh tranh và xung đột trong những thời điểm nhạy cảm.

    Mối xung đột Nga – Trung từ những năm 1950 thời kỳ Liên bang Xô Viết đã để lại bài học đắt giá cho Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình. Ngày nay, họ tránh dùng thuật ngữ “đồng minh”, mặc dù chiều sâu của mối quan hệ thực tế có thể nhiều hơn như vậy.

    Nếu Trung Quốc mạnh hơn Nga về kinh tế thì nước Nga lại nổi tiếng với tinh thần và kỹ năng của các chiến lược địa chính trị. Người Trung Quốc từng so sánh Nga là một chiến binh, Trung Quốc là một thương gia. Kết hợp những thế mạnh của hai cường quốc là mục đích chính của liên minh Nga - Trung trong ván bài với phương Tây.

    Trung Quốc, với chiến dịch Một vành đai – Một con đường đang nhận nhiệm vụ hậu phương về kính tế trong khi nước Nga đang chạy đua vũ trang, tham gia vào các xung đột quân sự nhằm gửi một thông điệp phản công mạnh mẽ tới châu Âu.

    Chủ tịch Tập Cận Bình chúc mừng chiến thắng bầu cử của Tổng thống Putin - Ảnh: NewsNumber

    Bên cạnh đó, liên minh giữa hai lực lượng tương đương chẳng những sẽ cản trở quá trình khẳng định vị thế riêng tại đấu trường quốc tế mà còn là tín hiệu nguy hiểm với Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương và nội chiến Ukraine. Điều này cũng đi ngược lại mong muốn giành lại vị trí dẫn đầu thông qua sự suy yếu hoàn toàn khách quan về quân sự và kinh tế - tài chính của Mỹ.

    Ngoài ra, Trung Quốc vẫn chưa có được một quân đội và hải quân đủ mạnh để thách thức công khai với Mỹ hay ép họ ra khỏi khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Năm 2014, nước Nga đã bước vào cuộc đối đầu công khai với phương Tây và đang ở trong tình trạng căng thẳng nhất chủ yếu do cuộc chiến ở Ukraine. Nhiều chuyên gia cho rằng mục đích thực sự của ông Putin chỉ là thúc đẩy các mâu thuẫn bên trong thứ được gọi là Liên minh EU.

    Cả Trung Quốc lẫn Nga đều muốn không vội vàng, vì thời gian đang ủng hộ họ. Một số nước trong khối EU đã nhìn nhận khôn ngoan hơn để hiểu rằng chính sách gây áp lực đối với Nga chỉ đẩy Moscow quay sang bắt tay với Bắc Kinh – một sự hợp tác có thể hất đổ toàn bộ cái bóng thuộc địa của châu Á trong hàng thế kỷ bị đô hộ.

    Hiện nay, Nga đang phải giải quyết các căng thẳng ngoại giao nảy sinh từ vụ đầu độc điệp viên Skripal và tiếp theo là việc trục xuất các nhà ngoại giao. Phía Trung Quốc, chiến tranh thương mại với Mỹ đã và đang gây nhiều thiệt hại trên các ngành hàng then chốt như thép, hợp kim và công nghệ.

    Mỗi quốc gia đều có khó khăn riêng nhưng chung tham vọng thiết lập trật tự thế giới mới. - Ảnh: Reuters

    Trung Quốc giữ vị trí trung lập trong vụ điệp viên Skripal. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố "vấn đề cần được giải quyết đúng đắn giữa Nga và Vương quốc Anh trên cơ sở các chứng cớ" nhưng những nguồn thạo tin không nghi ngờ về việc Bắc Kinh đang ở phía nào. Tờ Global Times nhận xét: "Những hành động như vậy không đi đến một kết quả tích cực nào ngoại trừ tăng thêm hiềm khích giữa các nước phương Tây và Nga.

    Trong thời chiến tranh lạnh không một quốc gia phương Tây nào từng khiêu khích như vậy nhưng ngày nay, Liên Hiệp Quốc đã mất quyền kiểm soát. Những hành động đó là động thái đe dọa của phương Tây đến hòa bình và công lý toàn cầu".

    Theo Global Times, "phương Tây chỉ là một phần nhỏ của thế giới". Ngay cả khi còn yếu và bị chia cắt và trở thành thuộc địa của phương Tây, người Trung Quốc vẫn luôn cảm thấy mình là Trung tâm của Vũ trụ, là Thiên tử và không quên vị trí đó trong suốt chiều dài lịch sử thế giới.

    Nước Nga những năm gần đây đã nhanh chóng khôi phục lại một tầm nhìn thực tiễn về thế giới và về thực lực quốc gia. Hiện thực này là nền tảng chính cho tham vọng chung của Nga và Trung Quốc: thiết lập một trật tự thế giới mới với trọng tâm thuộc về châu Á.

    Thu Phương(Theo Bзгляд)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-mat-moi-quan-he-nga---trung-trong-van-bai-voi-phuong-tay-a224765.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan