(ĐSPL) - Trong cơn ghen mù quáng, Đồng Quang Điệp khi đó còn là một chàng trai trẻ đã bắn trọng thương một người vì ghen rồi bỏ trốn đến một huyện miền núi của tỉnh Lào Cai sinh sống.
Gần hai chục năm trốn truy nã, Điệp đã tạo cho mình một vỏ bọc vững chắc khi trở thành một y sĩ, kiêm kế toán của một trường mầm non. Đúng ngày được đề nghị kết nạp vào Đảng CSVN thì anh ta bị bắt. Đến lúc này mọi người mới hiểu vì sao bấy lâu nay Điệp chần trừ trước mọi sự cất nhắc của lãnh đạo.
Giết người vì ghen
Kẻ trốn lệnh truy nã mà anh Tiến nhắc ấy là Đồng Quang Điệp, quê quán ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Ngày phạm tội, Điệp mới là chàng trai 22 tuổi, nhiệt huyết và nông nổi. Tình yêu của Điệp với người con gái trẻ Lê Thúy Hà, ở phường Trần Hưng Đạo, thật đẹp nhưng vì đóng quân xa nhà nên họ chỉ đến với nhau được qua những lá thư. Một năm vài ngày phép được ở gần người yêu, với Điệp là quá ngắn ngủi, không đủ để giãi bày tình cảm.
Cái đêm định mệnh ấy, Điệp còn nhớ mãi. Đó là một buổi tối mùa hè năm 1991, Điệp được đơn vị cắt phép cho về thăm gia đình. Háo hức muốn gặp người yêu nên ngay khi nhận được quyết định, Điệp vội vàng thu xếp lên đường. Ngay trong đêm đó, vừa đặt chân về nhà, Điệp quăng ngay chiếc balo vào góc giường rồi vồ lấy chiếc xe đạp, phóng thẳng đến quán café, nơi người yêu vẫn thường bán hàng. Niềm vui rộn ràng trong tim Điệp bỗng nhiên tắt lịm khi đập vào mắt anh ta không phải là đôi mắt mừng rỡ, hạnh phúc của người yêu khi gặp nhau mà là cảnh Hà đang nắm tay một người đàn ông khác.
Cố kiềm chế cơn ghen, Điệp chủ động gọi người đàn ông kia ra ngoài nói chuyện với lời tuyên bố “mình là người yêu của Hà”. Thế nhưng người đàn ông kia cũng chẳng vừa, anh ta lý sự rằng Hà chưa có chồng và anh ta vẫn có quyền theo đuổi. Trong lúc đôi bên lời qua tiếng lại, Điệp rút khẩu súng mang theo người bắn một phát vào tình địch và tiếng súng khô khốc kèm theo sự gục ngã của người đối diện khiến Điệp bừng tỉnh. Trong tâm trạng hoảng loạn, Điệp vội vã đón xe khách lên huyện Quảng Hà, tỉnh Quảng Ninh với ý định trốn ở nhà bác vài ngày. Tuy nhiên, đi được nửa đường thì Điệp đã thay đổi ý định. Điệp quyết định lên thị trấn Khánh Yên của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Những ngày đầu ở Văn Bàn, Điệp làm thuê đủ nghề để kiếm sống. Anh ta bảo mặc dù là kẻ có tội đang phải sống cảnh trốn chui trốn lủi nhưng nỗi nhớ người yêu khiến Điệp không thể không tìm cách liên lạc về với gia đình. Anh ta bí mật về gặp người yêu và một năm sau, nghe theo tiếng gọi của tình yêu, Hà bí mật lên Lào Cai ở với Điệp. Đôi vợ chồng tội lỗi này đã phải trải qua rất nhiều ngày tháng cơ cực với rất nhiều thứ bắt đầu từ con số không: Không hôn thú, không hộ khẩu, không tấc đất cắm dùi và không có nghề nghiệp lẫn tiền bạc. Họ cứ đi làm thuê cuốc mướn để cầm cự với cuộc sống.
Rồi một ngày, có một người dân tốt bụng cho mượn đất để dựng tạm cái nhà để có chỗ trú nắng trú mưa. Có chỗ chui ra chui vào, vợ chồng Điệp bàn nhau làm bánh phở bán. Đôi khi chuyện ra đầu thú cũng được Hà đem ra bàn bạc, nhưng từ khi có đứa con đầu, họ không bao giờ nhắc tới chuyện về chịu tội nữa cho dù thỉnh thoảng cũng nghĩ đến. Điệp bảo tại mỗi lần định động viên vợ nhưng ánh mắt ngây thơ của đứa con như sợi dây níu kéo, quấn quýt. Vậy là lại do dự, lại phân vân, cân nhắc vào rồi chặc lưỡi.
Cơ hội đến với vợ chồng Điệp khi trường mầm non Hoa Hồng ở gần nhà tuyển công chức. Với tấm bằng y sĩ, Điệp được nhận vào làm việc tại trường mầm non, còn Hà vừa bán bánh phở vừa đi học thêm trung cấp sư phạm. Hai năm sau, cô trở thành giáo viên một trường tiểu học ở Văn Bàn. Vậy là từ một kẻ bỏ trốn, chỉ một thời gian sau, vợ chồng Điệp đã đàng hoàng là những công chức Nhà nước, được đồng nghiệp đánh giá là mẫn cán và có năng lực.
Điều mọi người ngạc nhiên là mặc dù rất chăm chỉ làm việc nhưng không ít lần được cơ quan giới thiệu vào Đảng, cả hai vợ chồng Điệp đều tìm cách từ chối khéo. Họ đưa ra lý do rằng sợ đang con nhỏ, thêm việc buôn bán chiếm nhiều thời gian sẽ không đảm đương nổi. Mấy ai biết rằng vợ chồng Điệp lo sợ việc kết nạp Đảng sẽ làm lộ tẩy chân tướng. Nhưng rồi sự thật vẫn là sự thật, dù cố tình che giấu.
Và những cuộc truy tìm
Kể với chúng tôi về những kỷ niệm trong cuộc đời đi tìm những kẻ trốn lệnh truy nã, những chiến sỹ của Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Lào Cai bảo mấy chục năm công tác thì đương nhiên kỷ niệm không thiếu, trong đó có cả những kỷ niệm vui lẫn buồn. Số lần lên bản, uống rượu đến say mấy ngày mà trở về tay không cũng nhiều, xong cũng có lần chẳng chủ định đi đâu lại may mắn kiếm được thông tin.
“Anh em lính đi bắt truy nã vất vả lắm. Dưới đồng bằng mọi người đi làm thế nào chúng tôi không biết, chứ trên vùng cao trời bắt đầu nhập nhoạng thì anh em mới lên đường”. Thượng tá Đỗ Mạnh Tiến, Phó phòng Cảnh sát truy nã tội phạm cho biết. Hỏi vì sao “tối lặn mặt trời mới đổ thóc ra xay”, anh Tiến cười lớn: “Thì ban ngày đồng bào đi nương, đi rẫy hết, có ai ở nhà đâu mà đến, muốn gặp thì phải đi tối thôi”. Rồi anh kể cho chúng tôi nghe về một trường hợp trốn truy nã mà anh và Phòng An ninh điều tra cùng Công anh tỉnh Quảng Ninh phải mất nhiều công sức mới tìm ra. Đối tượng ấy, theo lời anh Tiến thì sau khi bắt rồi, các anh vẫn còn thấy tiếc cho anh ta vì bao công sức phấn đấu.
Ngần ấy thời gian Điệp bỏ trốn cũng là từng ấy năm cán bộ Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh dõi tìm tung tích kẻ phạm tội. Thế nên khi có thông tin Điệp đang lẩn trốn tại một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, đề nghị phối hợp giúp đỡ. Tìm một người có địa chỉ cụ thể đã là khó bởi tâm lý những kẻ chạy trốn bao giờ cũng rất cảnh giác, đa nghi và luôn trong tâm thế bỏ chạy. Huống hồ tìm một con người trên một địa bàn vùng biên rộng lớn thì khó khăn càng tăng lên gấp bội. Biết là khó nhưng các trinh sát vẫn không nản chí và sau gần một năm trời lăn lộn khắp những địa chỉ nghi vấn, cuối cùng các trinh sát tìm được nơi kẻ bỏ trốn đang ẩn náu. Đó là một căn nhà nhỏ nằm ở góc phố
“Nhiều lần chúng tôi áp sát, tính chuyện ập vào bắt Điệp khi anh ta về nhà nhưng nói thật là nhìn căn nhà gọn gàng, ngăn nắp, tiếng trẻ con nô đùa quấn quýt, rồi tiếng vợ chồng họ nói chuyện với nhau, chúng tôi lại không nỡ phá vỡ khung cảnh êm đềm ấy”, một cán bộ Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Lào Cai nhớ lại.
Sau nhiều lần cân nhắc, các anh quyết định bắt Điệp ở nơi làm việc để con cái đỡ sốc. Sáng hôm đó, chờ cho Điệp ăn sáng xong rồi về nơi làm việc, các trinh sát đã đi vào phòng của anh ta rồi đọc lệnh bắt. Có lẽ tưởng mình đã khéo che đậy thân phận, không ai biết được nên khi nghe các trinh sát đọc tên, Điệp vẫn thấy bất ngờ. Anh ta quỵ xuống rồi nức nở: “Em biết rồi sẽ có ngày như hôm nay, chỉ mong mọi người hãy dành cho vợ con em ánh mắt khoan dung độ lượng”.
Nỗi đau nhân đôi Ngồi bên di ảnh con trai, bà Lò Thị Than (SN 1953, mẹ của Kiệm và Thắng) không cầm được nước mắt khi nhắc về những khúc ruột của mình: “Thằng Thắng là người tính tình hiền lành, lúc nào cũng là người nhường nhịn anh trai. Hôm xảy ra sự việc, hai anh em nó vẫn cười nói vui vẻ, còn tổ chức ngày 8/3 cho chị em trong nhà. Giá mà tụi nó cứ cự cãi xích mích ngay lúc đó cho mọi người biết mà can ngăn thì chắc mọi thứ không ra nông nỗi này. Thằng Thắng là lao động chính trong nhà, giờ nó chết, anh trai nó thì vào tù, tôi không biết phải sống làm sao”. Gia đình bà Than có tất cả 4 người con, Kiệm là con đầu, Thắng là con út. Vì anh trai bị bênh (Kiệm có tiền sử bị mắc bệnh tâm thần) nên thường ngày anh Thắng phải làm đủ thứ nghề để nuôi cả gia đình. Ngoài ra, vợ chồng người con gái thứ 3 của bà Than do không sống được với nhau đã ly dị, bỏ lại đứa bé bị câm điếc bẩm sinh, thấy thương cháu nên anh Thắng cũng đón về nuôi luôn. Khi được hỏi về bệnh tình của Kiệm, giọng người mẹ này nghẹn lại: “Tôi cũng không nhớ rõ là nó phát bệnh khi nào nữa, chỉ nhớ năm 20 tuổi nó đi cưa gỗ với người quen, trong một lần xô xát, nó bị đánh trấn thương sọ não phải nhập viện điều trị. Kể từ khi xuất viện, tính tình nó thay đổi hẳn, hay nói năng lung tung, công việc thì làm chẳng ra sao cả, thậm chí khi lên cơn thì không còn biết ai là ai nữa”. “Khi bình thường, nó vẫn đi làm thuê làm mướn, kiếm tiền phụ cho gia đình. Thỉnh thoảng có khi nó lại tự ý bắt xe đi chơi mà chẳng thèm thông báo với ai lời nào, rồi lang thang vài ba ngày sau mới chịu về. Lúc mới phát bệnh, nó phá phách đồ đạc trong nhà, tự ý vác lúa đi bán. Hễ gặp chuyện gì mà bị mọi người trách móc là nó liền lấy dao ra rượt, gí dao vào cổ, còn anh em mà trách móc thì nó lấy gậy guộc đuổi đánh. Dù những lần đó nó hung hăng nhưng chưa gây thương tích cho ai. Về sau, biết bệnh tình nó vậy nên không ai trong nhà nói tới, vì vậy kể từ đó trở đi, chẳng có chuyện gì xảy ra nữa”, bà Than xót xa kể. Đến nhà thăm nạn nhân Hí, chúng tôi mới được tường tận câu chuyện đau thương của gia đình ông cũng như đối tượng Chồn. Trong không khí ảm đạm, chị Nguyễn Thùy Trang (21 tuổi, con gái ông Hí) chia sẻ: “Cả gia đình cùng nhiều bà con trong dòng họ sống quây quần bên nhau, sống hòa thuận giúp đỡ nhau rất ấm áp. Không ngờ nay chỉ vì rượu mà cha và chú tương tàn vậy”. Trò chuyện chúng tôi được biết thêm, hơn 3 năm trước, ông Hí là người rất hiền lành yêu thương, chăm sóc vợ con. Thế nhưng hạnh phúc chưa đến được bao lâu thì bởi mâu thuẫn vụn vặt, vợ ông đã bỏ ông ở lại cùng người con thơ mà ra đi không lời từ biệt. Từ đó ông Hí như chết nửa con người, những cuộc nhậu thâu đêm khiến sức khỏe ông dần xa sút. Giống như Hí, Chồn cũng không có một mái ấm lành lặn. Là con út trong gia đình có 14 anh chị em nên Chồn có nghĩa vụ chăm sóc mẹ già. Tính khù khờ, hiền lành nên đến 30 tuổi, được người quen giới thiệu, Chồn mới lập gia đình. Nhưng rồi, hạnh phúc cũng chỉ thoáng qua, khi vợ Chồn đã bỏ nhà ra đi cùng với số tiền, vàng mà chồng đã bao năm vất vả tích cóp. Đau đớn như anh trai mình, Chồn cũng tìm đến rượu để giải sầu. Vậy là mặc dù cho bao lời khuyên nhủ của người thân trong gia đình, ngày nào Chồn cũng cùng ông Hí chuyện trò to nhỏ bên chén rượu, uống cho say để quên hết những muộn phiền. Chị Thùy Trang cũng chia sẻ thêm, chị không hề có lời oán trách hay buồn phiền vì chú mình, cũng bởi vì chính cha mình gây ra lỗi đánh chú trước. Chị chỉ buồn bã về sự ra đi đột ngột của cha mình: “Mong sao, chú tôi có thể suy nghĩ lại, sửa đổi lại làm người cho tốt, và không tự trách bản thân mình nữa. Tôi biết chú và cha rất yêu thương nhau. Nào ngờ chuyện éo le này lại đến với họ”. Chị Trang ngậm ngùi. |
Chuyện "bí mật" trong thang máy hot nhất internet tuần qua
HOÀNG XUÂN
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-mat-dong-troi-cua-anh-ke-toan-truong-mam-non-a92938.html