+Aa-
    Zalo

    Bí mật cuộc sống bên trong nhà tù bí ẩn nhất Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ẩn sau bức màn bí mật, nhà tù Tần Thành là nơi giam giữ nhiều trong số những chính trị gia nổi tiếng nhất của Trung Quốc.

    (ĐSPL) - Ẩn sau bức màn bí mật, nhà tù Tần Thành là nơi giam giữ nhiều trong số những chính trị gia nổi tiếng nhất của Trung Quốc.

    [mecloud]T8ZoJARzWg[/mecloud]

    Tiếng ho quen thuộc vọng lại từ buồng giam lân cận nhưng không thể nhìn thấy. Điều đó là điều đã dày vò Yan Mingfu trong những tháng ngày đen tối nhất suốt 7 năm qua tại nhà tù Tần Thành khét tiếng.

    Đó là thứ âm thanh bị bóp nghẹt, có lẽ chỉ cách vài mét nhưng Yan rằng đó là tiếng ho của cha ông.

    Vì tất cả tù nhân của Tần Thành đều bị giam trong xà lim nên Yan đã có thể tự an ủi mình rằng sẽ có rất ít lý do để 1 người đã về hưu như cha mình lại nằm trong số những người bị "sờ gáy" trong cuộc Cách mạng Văn hóa.

    Nhà tù Tần Thành nổi tiếng bí ẩn, nơi giam cầm các chính trị gia nổi tiếng Trung Quốc.

    Tuy nhiên, mối nghi ngờ này lại là sự thật, nó đã được chia sẻ trong một cuốn hồi ký mới xuất bản của ông. "Yan cha" đã qua đời chỉ vài ngày sau khi "Yan con" phát hiện ra tiếng ho của ông. Và "Yan con" chỉ biết điều này cho đến khi ông được thả ra vào năm 1975.

    Nhiều thập kỷ đã trôi qua kể từ khi 2 cha con họ Yan bị giam cầm trong 4 bức tường của Tần Thành - nơi được thiết kế với mức độ an ninh tối đa để giam cầm các quan chức cấp cao bị ngã ngựa của Đảng cộng sản Trung Quốc - nó vẫn còn trong vòng bí mật.

    Nhiều người trong số các chính trị gia nổi tiếng nhất của Trung Quốc đã bị giam cầm tại đây. Trong số những tù nhân trước đây có vợ của Mao Trạch Đông - Giang Thanh, vợ của cựu chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ - Vương Quang Mỹ, cựu phụ tá của cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương - bao Đồng, Ban Thiền Lạt Ma 10 Choekyi Gyaltsen, người cha quá cố của Bạc Hy Lai - Bạc Nhật Ba, và có thể chính Bạc Hy Lai cũng bị giam trong đó. Trợ lý trước đây của Bạc Hy Lai, cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh, Vương Lập Quân cũng được cho là bị giam ở Tần Thành.

    Và, đây cũng được cho là nơi mà cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, ủy viên thường trực Bộ Chính trị đầu tiên bị bỏ tù vì tội tham nhũng và trải qua phần đời còn lại.

    Nhưng Chu hầu như không có khả năng dành chút thời gian nào để bắt kịp với những bạn tù cũng như đồng đội cũ Bạc Hy Lai - cựu bí thư tỉnh Trùng Khánh, bị kết án chung thân vì hối lộ, tham ô và lạm dụng quyền lực 2 năm trước.

    Nhà tù được cho là vẫn biệt giam phạm nhân, vì thế Chu Vĩnh Khang khó lòng mà liên lạc được với Bạc Hy Lai giống như 2 cha con họ Yan đã từng làm nhiều năm trước.

    Thông tin về nhà tù bí mật - dành cho quan chức từ cấp bộ trở lên - không phải dễ dàng mà có được. Không giống như các nhà tù khác, đều do Bộ Tư pháp giám sát, Tần Thành do Bộ Công an quản lý.

    "Đây là nhà tù khó nắm thông tin nhất ở Trung Quốc, do lực lượng đầu đảng trực tiếp điều khiển", Wang Zhiliang, một giáo sư tại Viện Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, người chuyên nghiên cứu về hệ thống tư pháp hình sự cho biết.

    Nhà tù, cách trung tâm Trường Bình, Bắc Kinh khoảng 30 km hoặc hơn, được xây dựng vào năm 1958 với sự giúp đỡ của Liên Xô.

    Ngày nay, không có biển báo bên ngoài cổng chính, cũng không có dây thép gai bên trên các bức tường, nhưng có camera giám sát quanh sân. Mặc dù thông tin về nhà tù này rất ít nhưng một người bảo vệ cũng sẽ chạy ra ngoài nếu nhận thấy có phóng viên lảng vảng xung quanh để quay phim.

    Với chiến dịch chống tham nhũng trên phạm vi cả nước, nhà tù này có lẽ đang "bận rộn" hơn bao giờ hết.

    Lối vào nhà tù Tần Thành.

    "Tần Thành có lẽ đang hoạt động hết công suất do chiến dịch chống tham nhũng. Thậm chí, nếu có trường hợp như vậy thì Bộ Công an cũng sẽ huy động nhiều nguồn lực hơn để giải quyết", ông Wang nói.

    Chiến dịch chống tham nhũng đã sử dụng các cơ sở cải huấn của đất nước như một lời cảnh báo gửi đến các quan chức cấp cao và các giám đốc điều hành doanh nghiệp nhà nước.

    Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cử các cán bộ cấp cao đến những nhà tù tại Bắc Kinh và Hà Bắc để xem các cơ sở và nghe những câu chuyện từ những cựu quan chức bị giam cầm.

    Theo China Daily, gần 34.000 cán bộ đã đến thăm "Nhà tù Bắc Kinh" kể từ khi các tour giáo dục chống tham nhũng bắt đầu vào năm 2008.

    Từ bên ngoài, Tần Thành có thể vượt qua một nơi nghỉ dưỡng bí mật. Nằm trên sườn núi phủ sương, những chiếc cổng màu đỏ của nó được bao quanh bởi tường thấp và những cây bạch dương cao chót vót.

    Nhưng Yan nhắc lại rằng các tù nhân chỉ được tắm 1 lần mỗi tháng, dưới sự giám sát của quản ngục. Đây cũng là cơ hội duy nhất để họ cắt tóc và móng tay. Mỗi phòng giam đều có một toilet tự hoại, một chậu rửa và một lỗ nhìn trộm trên cửa để các nhân viên có thể nhìn qua đó khi nói chuyện. Đồ ăn sẽ được chuyển qua một khe hẹp ở bên dưới cái lỗ ấy.

    Ông Yan cũng nhớ lại việc van xin quản ngục để được nhiều đồ ăn hơn và cảm thấy biết ơn những lần họ cứu ông khỏi bị chết đói.

    Tần Thành ngày nay có thể đã rất khác so với trước khi. Nhà tù bây giờ đã chứ những thành phần đặc biệt - tù nhân "VIP".

    He Diankui, một cựu giám đốc của phòng giám sát trại giam, người đã làm việc tại Tần Thành hơn 40 năm cho biết các tù nhân bị đối xử theo cấp bậc. Ông thậm chí còn nhắc lại món soup vây cá mập do bếp trưởng khách sạn 5 sao Hotel Bắc Kinh chuẩn bị cho tù nhân.

    Một bài báo đăng trên China Newsweek tuyên bố hầu hết các tù nhân "tinh tú" được hưởng những bữa ăn dinh dưỡng, ngay cả trong những thời điểm khó khăn, được có chăn ấm nệm êm vào mùa đông.

    Sidney Rittenberg, người Mỹ đầu tiên gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc bị giam tại Tần Thành từ năm 1968-1977 sau khi bị cáo buộc là gián điệp.

    "Tôi là tù nhân 6832", ông nhớ lại. "Không có tên thật là một phần thói quen tại Tần Thành. Hầu hết những người bị giam tại đây đều có quyền thế lớn, mục đích là hạ bệ họ, đánh gục cái tôi của họ, nói cho họ biết họ chẳng là gì cả".

    Rittenberg nói rằng phòng giam của ông dài 6 bước, rộng 3 bước. Những chấn song kim loại gắn trên các cửa sổ nhỏ trên tường cao, có 2 bóng đèn trên trần, 1 cái cho ban ngày, 1 cái cho ban đêm. Giường gỗ của ông được đặt trên 2 cái giá cưa và cai ngục sẽ theo sát tù nhân qua lỗ nhìn trộm trên cửa sắt.

    Các bữa ăn gồm cháo loãng và soup, thường không có thịt hay dầu mỡ gì, kèm theo bánh mì ngô hạt thô.

    "Đồ ăn sẽ bị giữ lại như một cách trừng phạt. Một trong số những hình phạt nhẹ và phổ biến nhất đó là lần đầu bỏ đói tù nhân sau đó đưa cho anh ta/cô ta một tô mỳ béo ngậy để "bồi thường", Wei Jingsheng, một nhà hoạt động nhân quyền đã viết về quãng thời gian mình bị giam cầm ở Tần Thành.

    "Tất nhiên, hầu hết đều ngã bệnh và kết quả là sẽ bỏ ăn thêm vài bữa nữa".

    Wei nói rằng hình thức tra tấn phổ biến nhất tại Tần Thành là đánh đập đơn giản.

    "Tù nhân bị triệu tập và vây quanh là một nhóm những người đàn ông, họ sẽ đánh, đập cho đến khi ông bị thương nhẹ, chảy máu và hoàn toàn không thở được nữa", Wei nhớ lại.

    Rittenberg cũng có những kỷ niệm tương tự. "Một đêm, ngay sau khi tiếng chuông báo ngủ reo lên, tôi nghe thấy tiếng đánh đập một tù nhân nữ ở khoảng cách gần. Tiếng đánh đập mạnh, tôi nghe thấy tiếng cô ta la hét và van xin họ ngừng lại, họ hết lên với cô ta, "nói, nói thì chúng tao sẽ ngừng lại".

    Tình hình của Rittenberg sau này đã được cải thiện hơn một chút.

    "Sau khi Henry Kissinger (cố vấn an ninh quốc gia Mỹ) tới đây vào tháng 4/1971, tôi bất ngờ được chuyển đến một phòng giam lớn hơn một chút. Tôi bắt đầu nhận được những đồ ăn ngon hơn, như bánh bao, gà kungpao.

    "Sau chuyến thăm của Nixon, họ lôi tôi vào phòng thẩm vấn và hỏi tôi có biết Richar Nixon không. Thái độ của họ nhẹ nhàng hơn và tốt hơn".

    Wang Dan, một lãnh đạo sinh viên đã mô tả nhà tù này trong hồi ký của mình là "đáng sợ và gây tuyệt vọng" với đồ ăn "khủng khiếp".

    Sự phát triển của Tần Thành trải qua 4 giai đoạn chính. Cho đến những năm 1960, các quan chức cũ nhà Mãn Châu, các tù nhân chiến tranh Nhật Bản và các lãnh đạo Quốc Dân Đảng đều bị giam tại đó. Từ những năm 1960-1970, hầu hết các tù nhân bị giam tại đây đều là "phản cách mạng". "Bè lũ 4 tên" và cộng sự của họ đều bị giam tại Tần Thành từ cuối những năm 1970 đến 1980.

    Giai đoạn cuối cùng, từ những năm 1990 cho đến nay, nơi này giam giữ những quan chức tham nhũng, có tài sản lớn, trong đó có Cựu phó Chủ tịch Quốc hội - Thành Khoa Kiệt, cựu phó chủ tịch Tập đoàn China Mobile - Trương Xuân Giang, Cựu tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam - Li Jiating, cựu chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc - Zhang Enzhao và cựu bí thư Quý Châu, Liu Fangren.

    Từ trái qua phải: Bao Đồng, Giang Thanh, Vương Quang Mỹ và Yan Mingfu. Ảnh: AP, EPA, Xinhua.

    Trong trận "Đường Sơn đại địa chấn" năm 1976, Rittenberg nhớ lại ông được đánh thức và đưa ra ngoài sân. Những cai ngục và bảo vệ dựng các lều nhỏ cho mỗi tù nhân cách khá xa nhau. Mỗi lều lại có bảo vệ riêng.

    "Anh ta nói với tôi rằng anh ta ở đây để bảo vệ tôi khỏi trận động đất và chỉ vào một cánh cửa nhỏ ở bức tường bên ngoài. Ngay bên ngoài cánh cửa ấy là một chiếc xe đang chờ. Anh ta nói, nếu có động đất, ông chỉ cần gạt cánh cửa đó, chúng tôi sẽ đưa ông đi thẳng tới Thạch Gia Trang".

    Rittenberg được thả ra vào tháng 11/1977.

    Yan nhớ lại các tù nhân được phép đi bộ quanh những phòng nhỏ ngoài trời để tập thể dục mặc dù vẫn bị bảo vệ giám sát. Sau mỗi buổi, bảo vệ sẽ quét dọn sàn để đảm bảo tù nhân không để lại lời nhắn cho nhau.

    Nếu những truyền thống trên còn tiếp tục, nhiều "con hổ" bị lật đổ dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình có thể chỉ đang sống cách nhau vài mét hoặc đang ở bên ngoài.

    BẢO LINH(Theo SCMP)

    Xem thêm video:

    [mecloud]prX6WTTwZk[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-mat-cuoc-song-ben-trong-nha-tu-bi-an-nhat-trung-quoc-a101065.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.