Kịch bản lừa sinh con
Đầu năm 2013, K. có thai với ông Namita. Lập tức, ông sang Việt Nam, động viên tinh thần "vợ" nhưng yêu cầu giữ bí mật chuyện mang thai vì ông thú nhận thủ tục ly hôn với người vợ cũ chưa xong.
Chị Khoa, ông Namita Masanobu và con trai. Ảnh Thanh niên. |
Nghe có vẻ hợp lý, K. đến Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM ký vào một số giấy tờ bằng tiếng Nhật mà cô không hề biết nội dung bên trong là gì.
Tháng 4/2014, ông Namita trở lại Việt Nam nói rằng, mẹ đang bị bệnh, cha già yếu khó có thể qua khỏi nên xin K. đưa đứa bé về Nhật nhìn mặt ông bà lần cuối và chị đã đồng ý. Để rồi, đến nay K không biết con mình đang ở đâu vì người đàn ông Nhật đã cắt đứt mọi liên lạc.
Theo chị K, trong một lần hiếm hoi liên lạc được, ông Namita thú nhận tất cả chỉ là một màn kịch do ông dựng lên. Sự thật là vợ ông vô sinh nên ông đã chi một khoản tiền lớn để có đứa con mang dòng máu của ông. K. đã gửi đơn thư cầu cứu khắp nơi với hy vọng tìm được sự giúp đỡ để đem con về nhưng chưa có kết quả.
Lừa xin con nuôi để bán sang nước ngoài
Theo đó, tin tức ANTV cho biết, được người quen cùng xã giới thiệu có người nhà ở Hà Nội tên là Nguyễn Thị Hồng Hiền muốn xin con nuôi và cháu bé sẽ được hưởng cuộc sống sung sướng.
Nghe viễn cảnh tương lai sáng lạng, chị S. đã đồng ý. Tuy nhiên, khi giao nhận cháu Chảo Văn C. (con chị S.) làm con nuôi, Hiền đã không khai báo với chính quyền địa phương làm thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật.
Cháu C. được trao trả về Việt Nam. Ảnh ANTV. |
Ngày 20/5/2014 tại cửa khẩu Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận cháu Chảo Văn C. và giao trả cho chị Nùng Thị S. trong niềm vui khôn siết của gia đình.
Thực trạng lừa, bắt, mua bán trẻ em sang nước ngoài không phải là vẫn đề mới. Tuy nhiên, thủ đoạn hết sức tinh vi thông qua nhiều hình thức lừa đảo. Chính vì vậy mọi người dân hãy hết sức cảnh giác, đặc biệt là với thủ đoạn "xin, cho, nhận con" của những kẻ xấu. |