(ĐSPL) - Đuổi bắt hai thanh niên giật dây chuyền của người phụ nữ, ông Dũng bị một tên dùng dao đâm vào cổ nhưng nạn nhân vẫn cố gắng lao thẳng xe vào kẻ gây án.
Chiều 8/11, Công an quận 8, TPHCM cho biết đang tạm giữ hình sự 2 nghi can Lê Hoàng Tuấn (22 tuổi) và Phạm Thành Tâm (26 tuổi, cùng ngụ quận 8) để điều tra về hành vi “cướp giật tài sản” - tin tức đăng tải trên báo Công an TP. HCM.
Theo báo Vietnamnet, ngày 5/11 Tuấn và Tâm đi trên 1 xe gắn máy rảo quanh nhiều tuyến đường ở P.16, Q.8 tìm nạn nhân cướp giật tài sản. Tại đường số 46, chúng phát hiện chị N.T.T (SN 1987, quê Tiền Giang) đang ngồi trên xe gắn máy ven đường, trên cổ đeo dây chuyền vàng nên ra tay, áp sát xe, giật lấy rồi rồ ga tẩu thoát.
Tuy nhiên chạy được 1 đoạn thì xe gắn máy…trở chứng, 2 kẻ cướp đành dắt chạy bộ. Chị T đuổi theo truy hô “cướp! cướp!”.
Anh Điền kể lại cảnh tên cướp đâm người cùng truy đuổi. Ảnh: báo Tri thức trực tuyến |
Riêng ông Dũng dùng xe gắn máy đuổi theo tên Tâm, bị đối tượng này dùng dao tấn công, đâm dính con dao ở vùng cổ bên phải. Dù bị thương tích nhưng ông Dũng vẫn lao xe vào đối tượng Tâm làm tên này té ngã và bị người dân bắt giữ.Nghe tiếng truy hô, 2 người đi đường là ông Nguyễn Tấn Điền (SN 1977) và ông Nguyễn Văn Dũng (SN 1962, cùng ngụ Q.8) nhập cuộc truy đuổi. Khi đến đường An Dương Vương, 2 “hiệp sĩ” đuổi kịp. Trong đó ông Đ khống chế đối tượng Tuấn cùng phương tiện gây án.
Ông Dũng được người dân đưa đi cấp cứu. May mắn ông này không nguy hiểm đến tính mạng, đến nay đã bình phục.
Điều 136 luật hình sự năm 1999 quy định về tội cướp giật tài sản: 1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; h) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng. |
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Xem thêm video:
[mecloud]ZMZVhc7kF7[/mecloud]