Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, hầu như vị vua nào cũng có tam cung lục viện với cả ngàn thê thiếp, giai nhân. Tuy nhiên, vua Minh Hiến Tông từng chỉ yêu say đắm một người phụ nữ hơn mình 17 tuổi là Vạn Trinh Nhi.
Vạn Trinh Nhi vốn là người gốc Sơn Đông (Trung Quốc). Nàng vào cung từ năm lên 4. Năm 19 tuổi, Trinh Nhi được Thái hậu ban về làm bảo mẫu cho tiểu Thái tử 2 tuổi Chu Kiến Thâm.
Nhà vua từ ngày còn rất nhỏ đã được cung nữ Vạn Trinh Nhi luôn ở bên che chở, hầu hạ và an ủi. Từ đó, tình cảm mà vua dành cho nàng ngày một lớn. Theo sử sách ghi lại, Vạn Trinh Nhi giữ một vai trò vô cùng quan trọng với vua Minh Hiến Tông. Nàng vừa chị, là mẹ, là bạn, là nô tì, đồng thời là người phụ nữ ông yêu thương.
Sau khi lên ngôi, lấy hiệu là Minh Hiến Tông, nhà vua vẫn không quên tình cảm bao năm với Trinh Nhi. Ông sắc phong cho người tình 35 tuổi của mình là Hoàng quý phi. Đây là chuyện xưa nay chưa từng có trong lịch sử hoàng thất.
Tháng 7 năm thứ 8 Thiên Thuận, Ngô thị được sắc phong hoàng hậu nhưng chỉ sau một tháng lại bị phế truất và giam vào lãnh cung vì đã đắc tội với phi tử Vạn thị.
Năm thứ hai Thành Hóa tức năm 1466, Vạn thị đã 37 tuổi tự dưng lại hạ sinh được một hoàng tử khiến Hiến Tông vô cùng vui mừng và coi đây là ân huệ trời ban. Ông ta cử thái giám khắp nơi tế trời đất và sắc phong cho Vạn thị thành Quý phi.
Song ông trời dường như muốn trêu ngươi Vạn Quý Phi, khi hoàng tử vừa được 10 tháng tuổi thì chết yểu và từ đó về sau Vạn Quý Phi cũng không thể tiếp tục mang thai được nữa.
Vạn Quý Phi liền đưa hoàng tử Chu Hựu Cực con Bách Hiền Phi về cung Chiêu Đức tiếp tục nuôi dưỡng như con đẻ của mình, nhưng bất hạnh thay hai tháng sau thì thái tử cũng chết yểu.
Hai hoàng tử liên tiếp chết yểu khiến Hiến Tông vô cùng đau lòng. Nhưng không vì thế mà Vạn Quý Phi bị thất sủng. Bất kể khoảng cách lên tới 17 tuổi, vua Minh Hiến Tông vẫn yêu say đắm, chung thủy với nàng sủng phi.
Được vua yêu chiều, sủng hạnh nên Vạn Trinh Nhi trở thành người có quyền lực tối thượng ở hậu cung. Vì không thể sinh nở được lại cậy được hoàng thượng sủng ái, bà ta kéo bè kết đảng, mua quan bán chức làm loạn triều chính. Độc ác hơn nếu biết phi tử nào mang thai bà ta đều tìm mọi cách hãm hại.
Năm 1487, khi Vạn Trinh Nhi qua đời ở tuổi 57, Hoàng đế đã vô cùng đau lòng. Ông lệnh tổ chức đám tang của ái phi thật xa hoa theo quy cách một hoàng hậu.
Lăng mộ của Vạn Thị được xây riêng biệt có phong thủy rất đẹp, không giống như các phi tần khác được chôn cất chung một lăng.
Địa điểm đặt lăng là chân núi Tô Sơn, cách thủ đô Bắc Kinh 7km về phía tây bắc. Phía trước lăng đặt một sân vuông với khu vườn tráng lệ, thuận theo nguyên lý "trước vuông sau tròn". Mặt bằng xây dựng của lăng rộng 138m, sâu 197m, xung quanh lát gạch men xanh và lợp mái vàng sang trọng, bên trong còn dựng văn bia riêng để tưởng nhớ bà.
Sau khi vua Càn Long lên ngôi năm 1796, ông từng có ý định di dời ngôi mộ của Vạn Quý phi đến nơi khác để xây một khu vườn tại đó. Thế nhưng, khi các công nhân chuẩn bị di dời ngôi mộ, họ phát hiện phát hiện một tấm bia đá ở cửa mộ có khắc 8 chữ: “Ngươi không động ta, ta không động ngươi". Ngoài ra, một số hiện tượng dị thường cũng xảy ra khiến các công nhân sợ hãi không dám tiếp tục công việc.
Do đó, vua Càn Long cho dừng việc di dời ngôi mộ cổ và từ bỏ việc xây dựng khu vườn. “Lời nguyền" trên tấm bia mộ cũng khiến những tên trộm mộ sợ gặp chuyện xui xẻo nên chưa từng xâm phạm, đánh cắp đồ tùy táng tại nơi an nghỉ của Vạn Quý phi. Nhờ đó, lăng mộ của bà nguyên vẹn theo năm tháng.
Mộc Miên (T/h)