+Aa-
    Zalo

    Bệnh trĩ là gì và cách điều trị bệnh trĩ.

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn

    Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn, bệnh trĩ được chia thành 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại.
    Trĩ nội nằm sâu bên trong trực tràng mà bạn không thể nhìn thấy hoặc cảm thấy chúng. Chúng thường không bị tổn thương bởi vì có rất ít dây thần kinh gây cảm giác đau ở trực tràng. Chảy máu có thể là dấu hiệu duy nhất mà người bệnh sẽ gặp phải, nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời, búi trĩ sẽ phình to hoặc sa ra bên ngoài cơ thắt hậu môn, làm cho bệnh nhân cảm thấy đau, đau ngày càng tăng theo mức độ bệnh.
    Các mức độ của trĩ nội:
    Độ 1: Mới hình thành, các tĩnh mạch giãn nhẹ đội niêm mạc lên, lồi vào thành trực tràng, búi trĩ xuất hiện bên trong ống hậu môn rất khó nhận biết, biểu hiện chính là chảy máu khi đại tiện.
    Độ 2: Các tĩnh mạch giãn ra nhiều hơn tạo thành các búi to, vì thế búi trĩ sẽ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn mỗi khi gắng sức hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài hậu môn sau đó co lại.
    Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài cơ thắt hậu môn khi đi đại tiện, hoặc khi ngồi xổm hay cả khi đi lại nhiều, ngồi lâu, búi trĩ không tự co vào, phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào bên trong hậu môn được.
    Độ 4: Búi trĩ luôn luôn nằm bên ngoài hậu môn. Ngay cả khi dùng tay tác động cũng khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn.
    Trĩ ngoại là tình trạng sưng của các tĩnh mạch nằm ở hậu môn, có thể nhìn thấy và do các tĩnh mạch căng lên hoặc do phần da ở các nếp gấp ở viền hậu môn sưng to lên, bị viêm, sự tăng sinh của các mô liên kết hoặc tụ máu mà thành.
    - Xuất phát bên dưới đường lược
    - Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng
    - Có thần kinh cảm giác
    - Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa
    Trĩ ngoại được chia làm 4 thời kì:
    - Búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn.
    - Trĩ lòi ra ngoài hậu môn kèm theo các búi tĩnh mạch ngoằn ngèo.
    - Trĩ bị tắc, đau, chảy máu.
    - Trĩ bị viêm, sưng đau, nhiễm trùng, kèm theo biểu hiện ngứa.
    Tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày phần trĩ nội và trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.
    Triệu chứng của trĩ hỗn hợp:
    Đại tiện ra máu: hoặc đơn thuần ra máu, hoặc máu lẫn trong phân. Cơ vòng hậu môn lỏng dịch có thể dễ dàng tiết ra ngoài bất cứ lúc nào, làm cho phần da hậu môn thường xuyên bị kích thích và gây ngứa.
    Phương pháp điều trị bệnh trĩ
    Theo quan niệm truyền thống, điều trị nội khoa chỉ áp dụng cho những búi trĩ nhỏ, chưa bị chảy máu nhiều, đang giai đoạn cấp tính gây đau đớn, viêm nhiễm. Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, bác sĩ phải can thiệp vào búi trĩ bằng các thủ thuật hay phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ là một mắt xích trong phác đồ tổng thể bởi sau mổ, một việc quan trọng khác là phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn tái phát.
    Phẫu thuật chỉ dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 có búi trĩ to, độ 4, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu, đau đớn nhiều. Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ.
    Gần đây, một số nhà nghiên cứu đã tìm ra phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại, trĩ nội từ độ 3 trở xuống bằng các thảo dược thiên nhiên, không cần phẫu thuật như dùng An Dược. Sản phẩm giúp bạn tránh được các biến chứng của phẫu thuật trĩ như nhiễm trùng, bí tiểu, hẹp hậu môn…; chi phí rẻ, ít tái phát hơn do hệ mạch trĩ được bền vững.
    Ngoài ra, dùng An Dược, bạn có thể tránh tình trạng táo bón, nứt hậu môn, ngứa quanh lỗ hậu môn,… An Dược được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên như đẳng sâm, bạch truật, đương quy, hoàng kỳ, thăng ma… an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm hỗ còn có tác dụng dự phòng tái phát bệnh trĩ sau phẫu thuật hoặc phòng bệnh khi có nguy cơ cao như táo bón, tiêu chảy, nghề nghiệp…
    Hotline: 0965.949.422 - 043.864.5297 để được tư vấn về bệnh trĩ, táo bón.
    Lưu ý: Sản phẩm này là thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/benh-tri-la-gi-va-cach-dieu-tri-benh-tri-a75930.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan