Bệnh bạch cầu là một căn bệnh rất nguy hiểm, khá phổ biến nhưng lại không được biết đến và quan tâm nhiều. Hiểu biết rõ sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị đúng và kịp thời.
Khái niệm bệnh bạch cầu là gì?
Bệnh bạch cầu cấp là hiện tượng các tế bào bạch cầu tăng đột biến và không thể thể kiểm soát. Các tế bào này là những tế bào bất thường, bị đột biến gen và không thực hiện chức năng bình thường của tế bào bạch cầu.
Chúng lấy hết các chất dinh dưỡng để ăn, thậm chí khi lượng thức ăn không đủ chúng còn ăn các tế bào hồng cầu. Từ đó gây nên tình trạng thiếu máu, khiến cơ thể suy yếu, da dẻ xanh xao, … dần dần có thể dẫn tới tử vong do mất máu nghiêm trọng.
Hiện nay, nền y học còn gọi bệnh bạch cầu là ung thư bạch cầu hay ung thư máu. Đây là một loại ung thư ác tính, do đó mọi người hết sức lưu tâm và chú ý.
Phân loại bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu cũng giống như bệnh ung thư máu được chia thành 4 loại chính:
1. Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML)
Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) được bắt đầu từ trong tủy xương. Tủy xương là nơi sản xuất ra những tế bào máu bao gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Vì những tế bào ung thư này ở trong máu nên có khả năng lây lan sang những bộ phận khác của cơ thể như: hạch bạch huyết, hệ thống thần kinh, tinh hoàn, gan, lá lách.
Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính có nhiều tên gọi khác nhau, bao gồm bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, bệnh bạch cầu không lymphocytic cấp tính, bệnh bạch cầu bạch cầu hạt cấp tính, ung thư máu dòng tủy cấp tính.
2. Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (CML)
Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính có xu hướng phát triển chậm hơn so với những hình thức cấp tính của bệnh bạch cầu. Bệnh này còn được gọi với các tên khác như: bệnh bạch cầu mãn tính granulocytic, bệnh bạch cầu myeloid mãn tính.
3. Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính (ALL)
Đây là loại bệnh bạch cầu có mức độ tiến triển bệnh nhanh. Nếu bệnh nhân không kịp phát hiện và có phương pháp điều trị, có thể sẽ dẫn đến tử vong sau vài tháng. Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính được hình thành từ những dạng tế bào lympho chưa trưởng thành.
Những tế bào ung thư bạch cầu này xâm chiếm vào máu khá nhanh. Từ đó có thể lây lan sang những bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là hạch bạch huyết. Vậy nên cần thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để nhận biết sớm và xác định nguyên nhân rõ ràng.
Xét nghiệm ung thư sớm ở đâu? Ở bệnh viện nào uy tín, chất lượng?
4. Bệnh bạch cầu dòng lympho mãn tính (CLL)
Đây là một dạng bệnh bạch cầu thường gặp ở người lớn. Chúng được bắt nguồn từ những tế bào lympho bên trong tủy xương. Những tế bào ung thư này sẽ lây lan từ tủy xương và đi vào máu.
Bệnh nhân khó nhận biết được các dấu hiệu của bệnh, Do thời gian ủ bệnh khá lâu. Vậy nên cần đi khám sức khỏe định kỳ thì mới có thể phát hiện bệnh sớm.
Có những cách điều trị bệnh bạch cầu nào?
Đây là loại bệnh ung thư duy nhất không xuất phát từ khối u. Vậy nên sẽ không được điều tri bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u hay xạ trị để giảm kích thước khối u mà biện pháp phổ biến được áp dụng chủ yếu là hóa trị. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp tế bào ung thư lây lan đến các hạch và một số bộ phận khác thì sẽ được chỉ định xạ trị để diệt tế bào ung thư ở những nơi này.
Ngoài ra cách điều trị bệnh bạch cầu còn có các biện pháp như: ghép tủy xương, ghép tế bào gốc, liệu pháp miễn dịch,....
Việc bệnh nhân được chỉ định theo phương pháp nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí, giai đoạn phát hiện, mức độ phát triển ung thư,.... Do đó, hãy tham khảo ý kiến và nghe theo lời khuyên của các bác sĩ để có liệu pháp điều trị đúng và hiệu quả nhất.
Bệnh bạch cầu phát triển nhanh và rất nguy hiểm. Do đó, hãy khám tầm soát ung thư từ sớm để không bỏ lỡ mất giai đoạn tốt nhất điều trị bệnh.
Các bài viết liên quan:
Ung thư máu mãn tính sống được bao lâu? Bí quyết sống khỏe?
Bệnh ung thư máu có di truyền không? Tác nhân gây bệnh là gì?
Phạm Hưng