Theo nhóm giám sát chất lượng không khí Thụy Sĩ IQAir, thành phố Delhi (Ấn Độ) được đánh giá là thành phố có mức ô nhiễm rác cao nhất thế giới. Tình trạng ô nhiễm này nghiêm troạng đến mức nguy hiểm cho sức khỏe người dân, đặc biệt là nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Tác nhân lớn nhất gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở Delhi là 3 bãi rác nằm ở các khu vực lân cận Ghazipur, Bhalswa và Okhla. Từ vỏ rau đến chai thủy tinh, bao bì nhựa, pin, đồ chơi hỏng và quần áo bỏ đi, hơn 10.000 tấn chất thải được chuyển đến đây mỗi ngày.
Những ngọn núi rác cao hơn 60m và trải dài hàng km có thể được nhìn từ mọi vị trí trong thành phố Delhi. Người ta cho rằng khoảng 50% rác thải được đưa đến các địa điểm này được coi là rác hữu cơ gồm cây cỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân động vật.
Do không có hệ thống phân loại và xử lí rác thải theo tiêu chuẩn, những chất thải này hầu được đưa đến các bãi rác để tự phân hủy dẫn đến lượng khí mê-tan trong không khí ngày càng cao. Đây là loại khí nhà kính mạnh có khả năng giữ nhiệt gấp 82 lần so với carbon dioxide trong 20 năm.
Dữ liệu vệ tinh gần đây chỉ ra rằng các bãi chôn lấp rác ở Delhi và các khu vực xung quanh đã trở thành điểm nóng toàn cầu về phát thải khí metan. Đặc biệt là trong những tháng hè, mọi thứ có thể trở nên thực sự tồi tệ đối với 32 triệu người dân đang sinh sống tại Delhi
Cái nóng thiêu đốt của Delhi trong mùa hè khiến khí metan rất dễ bắt lửa, biến những ngọn núi rác khổng lồ thành những ngọn lửa độc hại, những đám khói đen dày đặc vào bầu không khí vốn đã bị ô nhiễm nặng của thành phố này.
Năm ngoái, chính phủ Ấn Độ đã buộc phải đóng cửa các trường học và cao đẳng ở Delhi trong nhiều ngày liên tiếp do tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, được biệt là ô nhiễm không khí. Mọi thứ trở nên tồi tệ đến mức tuổi thọ của khoảng 33 triệu cư dân ở dân thành phố này có thể bị rút ngắn 11,9 năm.
Hàng loạt các phương pháp được chính phủ Ấn Độ triển khai để giải quyết ô nhiễm bao gồm cả việc phun nước trên đường để giảm bụi và xây dựng hai tháp làm sạch không khí với chi phí hơn 2 triệu USD. Song các nhà khoa học cho rằng phần lớn những biện pháo này không có hiệu quả.
Theo The Sun và Daily Star