Theo trang Sohu, một bé trai 12 tuổi ở Thiệu Dương, Hồ Nam (Trung Quốc) có khối u ở xương đòn. Sau một thời gian tự điều trị nhưng không có tiến triển, người mẹ đã đưa cậu bé đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra cẩn thận.
Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Kết quả chẩn đoán khiến bà mẹ và mọi người đều bàng hoàng vì không ai nghĩ một cậu bé mới 12 tuổi lại mắc phải căn bệnh đó.
Bác sĩ điều trị cho hay, bé trai này là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất mà ông từng gặp phải trong sự nghiệp chữa bệnh, cứu người của mình.
Người mẹ kể rằng bé trai ham mê chơi game, gần như không bao giờ rời khỏi máy tính. Đây là lý do khiến cậu bé thường xuyên thức khuya và ăn uống thất thường. Thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học đã dần hủy hoại sức khỏe của bé trai 12 tuổi, góp phần không nhỏ vào căn bệnh mà em mắc phải.
Theo phân tích của bác sĩ, độ tuổi trung bình của bệnh ung thư phổi là 60 tuổi, xảy ra ở những nam bệnh nhân hút thuốc lá nhiều trong thời gian dài. Tỷ lệ mắc ung thư phổi ở trẻ vị thành niên rất thấp, những trường hợp như bé trai 12 tuổi nói trên rất ít.
Tỷ lệ ung thư phổi ở trẻ em khá thấp nhưng ung thư vẫn là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở trẻ. Vì thế, cha mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe của con, đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy xuất hiện những dấu hiêu sau:
- Ho kéo dài
- Có máu trong đờm khi ho
- Khó thở
- Đau bụng bất thường
- Sưng cổ và mặt
- Viêm phổi
- Viêm phế quản kéo dài không giảm
- Sốt
- Khó chịu ở ngực
- Giảm cân không lý do
Để phòng tránh ung thư phổi, mọi người nên ghi nhớ 5 lưu ý sau:
- Nên có chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn nên thường xuyên ăn rau củ qua tươi, cháo, cơm, sữa chua… Đây đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Đối với các loại thịt, bạn nên chế biến theo cách luộc, hấp thay vì nướng, quay, chiên rán hay xào.
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng túi nhựa, chai nhựa, hộp nhựa để bảo quản thức ăn, đồng thớt ít ăn những đồ ăn chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều muối, chất bảo quản, đường công nghiệp, bột tinh luyện, phẩm màu, không tốt cho sức khỏe.
- Không hút thuốc lá
Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Thêm vào đó, người hút thuốc còn tăng nguy cơ nhiễm virus, nhiễm khuẩn lao phổi, mắc phổi mạn tính.
- Hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm từ môi trường, nước thải sinh hoạt, khói bụi xe cộ hàng ngày đều có thể gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
- Nên vận động thường xuyên
Nếu cơ thể khỏe mạnh, thông khí phổi tốt, khả năng miễn dịch sẽ tăng. Khi đó, các tế bào lạ ít có cơ hội phát triển thành khối u. Vì thế, bạn nên thường xuyên tập thể dục, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi, tập Yoga… để rèn luyện sức khỏe.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ là việc cần thiết, giúp sớm phát hiện bệnh ung thư và có phương án điều trị phù hợp, hiệu quả. Hơn 70% bệnh nhân ung thư tới bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị khó khăn và tốn kém.
Đinh Kim(T/h)