+Aa-
    Zalo

    Bé gái nhập viện vì nhét viên pin vào mũi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bé gái 3 tuổi nhập viện trong tình trạng quấy khóc, đau nhức mũi, chảy dịch vàng lẫn máu bên mũi phải.

    Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết các bác sĩ vừa cấp cứu cho một bé gái 3 tuổi, sống tại tỉnh Long An nhét dị vật vào mũi, theo Tri thức trực tuyến.

    Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng quấy khóc, đau nhức mũi, chảy dịch vàng lẫn máu bên mũi phải. Gia đình cho hay trong lúc đang chơi một mình, bé bất ngờ chạy vào nhà báo với người thân là vừa nhét đồ chơi vào mũi. Khi thấy bé than đau, người thân lo lắng nên đưa bé đến phòng khám gần nhà. Tuy nhiên, bé không hợp tác, bác sĩ không thể lấy được dị vật và phải chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1.

    Tại đây, bác sĩ trực nhanh chóng thăm khám, chỉ định chụp X-quang để xác định vị trí dị vật. Qua kết quả X-quang, bác sĩ xác định đây là dị vật mũi, nghi do pin điện tử dạng cúc áo.

    "Chúng tôi nhận định đây là trường hợp dị vật nguy hiểm, cần phải nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi hốc mũi. Pin điện tử có nguy cơ gây thủng vách ngăn, ăn mòn các cấu trúc quan trọng từ hốc mũi. Nếu xử trí không phù hợp, bệnh nhi có thể bị dị vật đường thở hoặc đường ăn", thạc sĩ, BSCKI Nguyễn Minh Trung chia sẻ.

    pin cuc ao
    Dị vật là pin điện tử dạng cúc áo. Ảnh: Tri thức trực tuyến.

    Ngay sau đó, bệnh nhi được làm xét nghiệm tiền mê khẩn và gây mê lấy dị vật. Sau hơn 20 phút căng thẳng, các bác sĩ đã lấy thành công dị vật qua đường nội soi mũi.

    Vì pin đã ăn mòn, làm hoại tử một phần niêm mạc vách ngăn, cuốn mũi dưới và sàn mũi, các bác sĩ tiếp tục bơm rửa hốc mũi nhiều lần, lấy bớt phần niêm mạc bị hoại tử cũng như soi kiểm tra 2 bên hốc mũi. Hậu phẫu và theo dõi suốt một tuần, bệnh nhi chưa có cấu trúc quan trọng nào bị hoại tử, không có tai biến hay biến chứng nguy hiểm.

    BS Nguyễn Thanh Huyền, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển - Uông Bí trao đổi với VnEpress, dị vật mũi hay gặp ở trẻ 2-5 tuổi, do trẻ nghịch ngợm nhét những đồ chơi nhỏ, hạt thức ăn, pin... Riêng pin cúc áo rất nguy hiểm, nguy cơ gây bỏng loét, hoại tử tại vị trí pin mắc lại và di chứng sau này. Nếu trẻ nuốt pin vào thực quản sẽ có nguy cơ thủng thực quản. Trẻ nhét pin vào tai có thể bị thủng màng nhĩ, giảm thính lực.

    Bác sĩ khuyến cáo bố mẹ nên đưa những vật nhỏ như pin, cúc áo... ra khỏi tầm với của trẻ, tránh trẻ bị hóc, mắc dị vật vào tai, mũi, họng. Đồ dùng có sử dụng pin cần dán chặt các nắp đậy pin lại, tránh rơi ra ngoài khiến trẻ nhỏ lầm tưởng là kẹo nhặt cho vào miệng.

    Nên đưa trẻ đi khám ngay khi nghi ngờ có dị vật mũi, hoặc có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy máu mũi, chảy nước mũi hôi. Tuyệt đối không tự cố lấy dị vật ra vì dễ làm trôi ngược vào trong gây nguy hiểm.

    Linh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/be-gai-nhap-vien-vi-nhet-vien-pin-vao-mui-a570487.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    2 bênh nhân nhập viện cấp cứu vì mắc liên cầu lợn

    2 bênh nhân nhập viện cấp cứu vì mắc liên cầu lợn

    PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện Trung tâm đang cấp cứu và điều trị cho hai bệnh nhân bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn liên cầu lợn. Một trường hợp bị mắc bệnh sau khi giết mổ và ăn thịt lợn ốm, còn một trường hợp khác bị liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.