Vào 22h ngày 22/11, cô bé Sarah Wallace (9 tuổi) đến từ thành phố Fife, Scotland đột ngôt lên cơn đau quằn quại, đứa trẻ ôm lấy ngực và không thể nói được, thực quản bên trong cơ thể đang bốc cháy và gần như không thể thở được.
Quá hoảng sợ, cha mẹ Sarah đã lập tức chở con gái đến bệnh viện Victoria gần nhà mà không đợi xe cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ đã phải xông chất diamorphine lên mũi cô bé để giúp em giữ bình tĩnh.
Kết quả chụp X-quang cho thấy, bên trong thực quản em có một dị vật và nó đang cháy âm ỉ bên trong. Với sự trợ giúp và hướng dẫn của nhân viên y tế, Sarah đã ho mạnh và đẩy dị vật rơi ra ngoài.
Thì ra, vật khiến Sarah lâm vào tình cảnh nguy kịch là một viên pin cúc áo. Vào tối hôm trước, cố bé đã nghịch ngợm nuốt viên pin trong điều khiển của chiếc đèn ngủ phòng mình. Cô bé có thể đã mất mạng nếu như không có phản ứng kịp thời của cha mẹ.
Mẹ của Sarah cho biết thực quản của cô bé sau khi khi lành sẽ để lại sẹo nhẹ. Sức khỏe của Sarah hiện không còn gì đáng ngại nhưng em vẫn phải tiếp tục dùng thuốc omeprazole để hỗ trợ quá trình phục hồi.
Tại sao pin cúc áo lại nguy hiểm?
Pin cúc áo hay pin Lithium là loại pin dẹp rất nguy hiểm bởi trẻ có thể nhầm lẫn, tưởng là kẹo và kích thước của chúng có thể mắc kẹt trong cổ họng của trẻ. Khi pin bị kẹt lại, nó sẽ tạo ra một dòng điện khi tiếp xúc với niêm mạc thực quản, từ đó hình thành xút vảy (natri hydroxit) gây ra những vết bỏng nặng. Ngay cả khi pin đã được lấy ra khỏi cơ thể, nó vẫn có thể tiếp tục gây ra vết thương nghiêm trọng và gây bỏng.
Mặc dù pin mới gây độc hại hơn nhưng những viên pin đã qua sử dụng, đã hết dùng được vẫn gây nguy hiểm và các bậc phụ huynh vẫn được khuyến cáo nên cất hoặc vứt đi cẩn thận.
Linh Chi(T/h)