Dòng sự kiện
      +Aa-
      Zalo

      Bé gái 4 tuổi ở Lai Châu nhiễm đồng loạt nhiều loại sán gan, phổi nguy hiển

      (ĐS&PL) - Bé gái 4 tuổi ở Lai Châu được gia đình đi khám với vùng bụng sưng phù nề. Bác sĩ kiểm tra phát hiện bé nhiễm cùng lúc nhiều loại giun, sán nguy hiểm.

      Báo Dân trí đưa tin, ngày 17/5, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, cho biết vừa tiếp nhận một ca bệnh đặc biệt là trẻ gái 4 tuổi tại xã Tả Ngảo, Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

      Trẻ nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, thành bụng bên - mạn sườn trái có nốt sưng phồng, đau nhẹ khi thăm khám vùng thượng vị và thành bụng bên - mạn sườn trái, ăn ít. Trẻ được chỉ định làm các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu 22 chỉ số, sinh hóa, miễn dịch, soi phân tập trung, xét nghiệm các kháng thể về sán lá gan, sán lá phổi...

      Bác sỹ siêu âm, kiểm tra cho bệnh nhân. Ảnh: Dân trí

      Bác sỹ siêu âm, kiểm tra cho bệnh nhân. Ảnh: Dân trí 

      Theo bác sĩ, trẻ bị áp xe gan mật và lạc chỗ trong cơ thành bụng do sán lá gan lớn đồng nhiễm sán lá phổi, giun đũa, sán lá gan nhỏ. Bệnh sán lá gan lớn thường xảy ra khi ăn phải rau sống có chứa ấu trùng sán hay uống nước lã có ấu trùng giai đoạn nhiễm. Trường hợp bệnh nhi trên được giới chuyên môn chú ý do sán lá gan lạc chỗ đồng nhiễm sán lá phổi.

      Theo báo điện tử VietnamPlus, các bác sỹ Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết, bệnh sán lá gan lớn hay các bệnh sán là bệnh có từ lâu, người bệnh thường không để ý nên không được phát hiện ra bệnh sớm, chỉ khi có dấu hiệu bất thường, hoặc tới cơ sở khám bệnh mới phát hiện bệnh.

      Các triệu chứng của người nhiễm sán lá gan lớn cũng như các bệnh ký sinh trùng khác bao gồm: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, có thể kéo dài có thể xen kẽ táo bón kèm theo, cùng với đó là các biểu hiện: đau bụng buồn nôn, nôn, hoặc triệu chứng ăn uống kém, sút cân…

      Các bác sỹ cũng cho hay, với trường hợp trẻ 4 tuổi có tổn thương gan và tổn thương lạc chỗ do sán lá gan lớn đồng nhiễm sán lá phổi, giun đũa, sán lá gan nhỏ, là ca bệnh sán lá gan lớn hiếm gặp. Nguyên nhân để bé 4 tuổi nhiễm sán lá gan lớn cũng không loại trừ trong sinh hoạt hàng ngày có thể bé vô tình ăn hoặc có tiếp xúc với nguồn bệnh mà không biết.

      Để phòng chống bệnh sán lá gan lớn và các bệnh ký sinh trùng khác, các bác sỹ khuyến cáo, đối với cá nhân cần chú trọng vệ sinh cá nhân (đặc biệt là rửa tay sạch bằng xà phòng và cắt ngắn móng tay) nhất là trước khi ăn, ăn uống an toàn, tập luyện thể thao nâng cao sức đề kháng cơ thể, không nên ăn cua đá nướng chưa chín.

      Đồng thời khi có nghi ngờ nhiễm bệnh nên đến khám và xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Với bệnh nhân sau khi điều trị khỏi bệnh, cần theo dõi sức khỏe và tuân thủ các biện pháp phòng bệnh tránh việc tái nhiễm.

      Đối với cộng đồng, để phòng bệnh do ký sinh trùng gây ra, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần không ăn thức ăn chưa nấu chín như các loại rau thuỷ sinh nấu chưa chín, cua đá nướng chưa chín, gỏi cá, không uống nước lã, không ăn gan động vật sống.

      Link bài gốcLấy link
      https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/be-gai-4-tuoi-o-lai-chau-nhiem-ong-loat-nhieu-loai-san-gan-phoi-nguy-hien-a535320.html
      Mẹo rã đông thịt bằng nước đá

      Mẹo rã đông thịt bằng nước đá

      Với mẹo đơn giản này, bạn có thể rã đông thịt một cách nhanh chóng mà không làm thịt bị khô xác và mất nước, ảnh hưởng đến hương vị món ăn.

      Zalo

      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

      Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

      Đã tặng:
      Tặng quà tác giả
      BÌNH LUẬN
      Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
      Tin liên quan
      Mẹo rã đông thịt bằng nước đá

      Mẹo rã đông thịt bằng nước đá

      Với mẹo đơn giản này, bạn có thể rã đông thịt một cách nhanh chóng mà không làm thịt bị khô xác và mất nước, ảnh hưởng đến hương vị món ăn.