+Aa-
    Zalo

    Bé 6 tháng tuổi bị bỏng nặng vì đắp lá trầu không trị khò khè

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bé gái 6 tháng tuổi bị bỏng nặng và nhiễm trùng vùng ngực khi được người thân trị khò khè bằng cách đắp lá trầu không lên ngực.

    Bé gái 6 tháng tuổi bị bỏng nặng và nhiễm trùng vùng ngực khi được người thân trị khò khè bằng cách đắp lá trầu không lên ngực.

    Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, ngày 13/12 bác sĩ đã khám chữa cho một bé gái 6 tháng tuổi bị bỏng nặng và nhiễm trùng vùng ngực khi được người thân trị khò khè bằng cách đắp lá trầu không lên ngực.

    Vị bác sĩ này cho hay, bé gái 6 tháng tuổi này được mẹ đưa vào viện vì ngực trẻ bị “đo đỏ” và có thiếu máu. Tuy nhiên khi lật áo trẻ lên, bác sĩ giật mình vì đó là vết bỏng. Lớp da trên ngực bé đã bị lột, vết thương đang chảy dịch và có dấu hiệu nhiễm trùng.

    Khi bác sỹ gặng hỏi mẹ bé mới thú thật là từ ba tháng tuổi, bé gái đã sổ mũi và hay khò khè về đêm, đi chữa dưới Cần Thơ nhiều lần nhưng không khỏi. Bà nội bé đi hỏi ở đâu được thông tin là dùng lá trầu không hơ nóng đắp lên sẽ giúp giảm khò khè.

    Khi bố mẹ bé đi làm thì bà nội ở nhà tự hơ và đắp lên ngực bé. Khi đắp lên thì bé quằn quại và khóc liên tục cả ngày. Đến chiều, bà nội sốt ruột nên gọi điện cho mẹ bé đang đi làm công nhân về đưa bé đi khám. Về nhà, mẹ bé thấy tình trạng của bé thì lặng người đi, tức tốc bế con chạy ra bến xe bắt xe lên TP.HCM khám.

    Bác sỹ Sang chia sẻ thêm đã từng tiếp nhận 4,5 trường hợp trẻ bị bỏng vì hơ lá trầu không đắp lên người nhưng chỉ bỏng nhẹ, trường hợp nặng như bé gái này là lần đầu tiên. Điều đau đớn hơn cả là ngực bé gái sẽ không tránh khỏi vết sẹo lớn, ảnh hưởng thẩm mỹ khi trưởng thành.

    Theo ghi nhận của y học Cổ truyền, lá trầu không có tính nóng, thường được dùng để chữa các bệnh như đau bụng, đau răng, đau mắt, mẩn ngứa hoặc dị ứng da.

    Chính do tính nóng, lá trầu không có thể giúp cơ thể nóng lên, thúc đẩy tuần hoàn, làm giãn mao mạch và giải quyết các vấn đề tắc nghẽn.

    Mặc dù lá trầu không có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng khi sử dụng làm bài thuốc chữa bệnh, nhất là chữa bệnh cho trẻ nhỏ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ.

    Bởi, da trẻ nhỏ rất mỏng manh, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ xảy ra sự cố.

    Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời.

    Mỹ An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/be-6-thang-tuoi-bi-bong-nang-vi-dap-la-trau-khong-tri-kho-khe-a212918.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan