+Aa-
    Zalo

    Bầu Đức thành công từ nông nghiệp, Bộ Công thương nghĩ gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Bộ Công thương đang xúc tiến thuê Trung Quốc nghiên cứu để đưa ra cho VN những phương pháp thâm nhập thị trường, còn bầu Đức lại tập trung công nghệ Isarel.

    (ĐSPL) - Liên quan đến câu chuyện dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) thời gian qua, trong khi Bộ Công thương đang xúc tiến thuê chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu để đưa ra cho Việt Nam phương pháp thâm nhập thị trường, thì bầu Đức lại đang rất thành công từ nông nghiệp, nhưng là thuê chuyên gia và công nghệ của Isarel.
    “Bắt chước” láng giềng thì không thể cạnh tranh được!
    Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, hiện Bộ Công Thương đang tính sẽ dành kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia để thuê các nhà tư vấn Trung Quốc nghiên cứu để đưa ra cho Việt Nam những tư vấn phương hướng thâm nhập thị trường này.
    Trước biện pháp vị đại diện Bộ Công thương đưa ra, GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về nông nghiệp đã đặt câu hỏi: các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmar... luôn luôn tìm thị trường rồi mới cho các công ty tổ chức sản xuất, thay vì thụ động như Việt Nam và cũng không có chuyện thuê chuyên gia nước nào để làm việc tư vấn cho họ, đặc biệt là Trung Quốc.
    Bầu Đức thành công từ nông nghiệp, Bộ Công thương nghĩ gì?

    Làm thế nào để giải quyết bài toán dưa hấu được mùa? Thay vì vứt
    dưa cho bò ăn?

    Trong một lần trả lời phỏng vấn trên Đời sống Pháp luật, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã cảnh báo: Cách mua nông sản của Trung Quốc không những làm cho Việt Nam thiệt thòi mà nhiều khi còn gây khó bằng cách là có khi họ đưa giá lên rất cao mua ào ạt, rồi đùng một cái dừng lại không mua tiếp nữa, làm cho nông dân khi lỡ sản xuất ra rồi không làm thế nào được. Thế rồi những thủ tục khó khăn tạo ra ở biên giới cũng là những cách gây khó cho nông sản Việt Nam.
    Mới đây, ông Trương Đình Tuyển, nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại đã chia sẻ tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp và chất lượng tăng trưởng rằng: “Phần Lan nằm cạnh Nga nhưng đã tìm được con đường phát triển riêng, không giống Nga, họ không sử dụng công nghệ của Nga và họ đã thành công. Khi tôi đến thăm Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, thấy sản phẩm của họ cạnh tranh hơn hẳn phích nước Trung Quốc. Bởi Rạng Đông đã sử dụng công nghệ khác với Trung Quốc…”.
    Ông Tuyển nhấn mạnh rằng: “Ta nằm cạnh nước Trung Quốc khổng lồ thì ta phải phát triển khác với Trung Quốc. Nếu áp dụng công nghệ như của doanh láng giếng thì ta không thể cạnh tranh được, bởi quy mô của họ lớn hơn”.
    Ông bầu bóng đá thành công từ nông nghiệp thế nào?
    Lâu nay, người ta từng biết đến bầu Đức là một ông bầu bóng đá, là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay riêng, và bây giờ, ông còn được biết đến với những thành công trong lĩnh vực nông nghiệp. Thật vậy, bầu Đức nổi tiếng với hàng loạt thành công từ mía, đường và cao su, trồng ngô.
    Ông cho biết, trong năm 2014, tập đoàn HAGL sẽ dự định nâng diện tích trồng cây ngô lên 8.000 ha với doanh thu có thể lên đến 1.344 tỉ đồng.
    Cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh Attapeu đã được ông bầu đầu tư 87 triệu đô la bao gồm: 12000 ha nguyên liệu, nhà máy chế biến đường 7.000 tấn mía/ngày, nhà máy nhiệt điện 30MW, nhà máy phân bón và nhà máy chế biến ethanol.
    Tháng 2 năm 2013 nhà máy chế biến đường đã đi vào hoạt động, vụ mía đầu tiên năng suất mía tại Phouvong đạt 120 tấn/ha, gấp đôi năng suất mía của Việt Nam, hơn 1/3 năng suất mía Thái Lan.
    Sang vụ thứ hai, bầu Đức đã bán 30.000 tấn đường thô cho Công ty Cổ phần đường Biên Hòa mục đích tinh luyện để xuất theo đường tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc. Từ kết quả bất ngờ thu được 30.000 tấn đường của Hoàng Anh Attapeu được quốc hội và chính phủ Việt Nam xem xét.
    Bầu Đức thành công từ nông nghiệp, Bộ Công thương nghĩ gì?

    Giờ đây, người ta chỉ thấy, ngồi ở đâu, bầu Đức cũng nói chuyện về
    nông nghiệp, mà không phải là bóng đá.

    Trong khi Bộ Công Thương đang muốn thuê các nhà tư vấn Trung Quốc để họ giúp Việt Nam có những phương hướng thâm nhập thị trường lớn, thì bầu Đức lại có ý tưởng hoàn toàn khác. Bầu Đức chú tâm đến công nghệ và ông quyết định lựa chọn chuyên gia và công nghệ của Isarel.
    Trước khi đưa ra quyết định quan trọng này, ông đã có một chuyến khảo sát và thăm dò kĩ lưỡng. Isarel là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất thế giới, mặc dù đất đai rất xấu chủ yếu là sỏi đá nhưng họ vẫn đạt năng suất cao gấp 3 – 4 lần so với Việt Nam. Hơn nữa, Isarel một năm hầu như mưa rất ít, đất đai bạc màu mà sản lượng ngô vẫn chạm ngưỡng 18 tấn/ha, trong khi Việt Nam chỉ đạt 7tấn/ha.
    Theo đánh giá của bầu Đức, sở dĩ Việt Nam không phát triển được là do nông nghiệp Việt không có đất sống, không có phát minh và đặc biệt công nghệ rất lạc hậu. Còn riêng với Isarel, quy trình làm nông nghiệp của họ hoàn toàn khác biệt với quy trình tại Việt Nam. Nếu Việt Nam trồng ngô mùa mưa thì Isarel là mùa khô. Do vậy, nếu đầu tư vào ngô thì một năm có thể làm từ 2 đến 3 vụ mà doanh thu có thể lên tới 168 triệu đồng/ha.
    Chỉ trong vòng 6 tháng, toàn bộ công nghệ làm nông nghiệp từ các chuyên gia Isarel đã được Bầu Đức mua lại và đưa vào ứng dụng trên quy mô lớn, dưới sự giúp đỡ và tư vấn của hàng loạt các chuyên gia nước này.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bau-duc-thanh-cong-tu-nong-nghiep-bo-cong-thuong-nghi-gi-a28756.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan