Ông Dominique Reynié, người đứng đầu tổ chức Fondapol có ảnh hưởng, nhận định thật nguy hiểm khi các cử tri không quá quan tâm đến cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm nay chỉ vì các cuộc thăm dò dự đoán chiến thắng sẽ thuộc về Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron. Theo đó, ông Reynié cho rằng ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến cuộc bầu cử không thể đoán trước được và thừa nhận rằng ngay cả các chuyên gia phân tích các mô hình bỏ phiếu cũng không thể gọi dự đoán kết quả của Tổng thống Macron là điều "đáng tin cậy".
Chia sẻ với báo chí Pháp hồi tuần trước, ông Reynié, giáo sư tại trường đại học danh tiếng Sciences Po ở Paris, nói: "Cuộc bầu cử này không giống với bất kỳ cuộc bầu cử nào khác trước đây và tôi không thể thấy rằng kết quả dự đoán là chắc chắn. Chúng tôi có thể nói rằng ngày mai mọi thứ có thể sẽ khác. Chúng ta không thể chắc chắn về bất cứ điều gì".
Tổng thống Macron hiện vẫn giành ưu thế trong các cuộc thăm dò nhờ vào vai trò và sự nhiệt tình giải quyết vấn đề giữa Ukraine và Nga của ông.
Các số liệu mới nhất về ý định bỏ phiếu trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thông cho thấy tỷ ủng hộ của ông Macron đang chững lại ở mức khoảng 27% - giảm nhẹ so với tuần trước. Tuy nhiên, con số này đã tăng so với thời điểm trước khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ dành cho bà bà Marine Le Pen của đảng cực hữu, người từng ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin nhưng gần đây đã tỏ thái độ xa cách, đã tăng lên mức 21%. Ứng cử viên cánh tả Jean-Luc Mélenchon hiện đang đứng ở vị trí thứ 3 với 13% ủng hộ. Còn ứng cử viên cực hữu Valérie Pécresse xếp ở vị trí thứ 4 với 12% và ứng viên Éric Zemmour trên 10%.
Dựa vào số liệu này, rất có thể ông Macron và bà Le Pen sẽ đối đầu trong trong vòng bầu cử cuối cùng. Các cuộc thăm dò dự đoán ông Macron sẽ giành chiến thắng với tỷ lệ 55%-45%.
Một cuộc khảo sát cho Les Echos đã chỉ ra chi phí sinh hoạt và các biện pháp bảo vệ xã hội bao gồm phúc lợi nhà nước vẫn là mối quan tâm chính của các cử tri Pháp. Dù vậy, hơn 1/4 cho biết họ coi tình hình tại Ukraine là một yếu tố sẽ ảnh hưởng tới quyết định bỏ phiếu của họ.
Ông Reynié nhận xét: "Điều thuận lợi cho ông Macron là vào thời điểm chiến tranh này, mọi người tập trung vào tổng thống, người đứng đầu chính sách quân sự và đối ngoại… và có ý kiến cho rằng sẽ không hợp lý nếu có một tổng thống mới chưa có kinh nghiệm lên nắm quyền trong tình huống này".
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng mọi thứ có thể thay đổi nếu hậu quả kinh tế của cuộc chiến, đặc biệt là giá nhiên liệu tăng, tác động trực tiếp đến túi tiền của người dân Pháp. Ông Reynié nói: "Tất nhiên, chúng ta không thể so sánh các vấn đề như chi phí sinh hoạt trước thảm kịch ở Ukraine, nhưng chúng ta sẽ cần cân nhắc".
Ông nhận xét thêm: "Người Pháp bị sốc trước những gì xảy ra Ukraine nhưng đó là một diễn biến khó khăn và đang tiếp tục. Ngoài ra, cử tri Pháp không nghĩ rằng họ phải trả giá cho tình hình chiến sự này. Ở nhiều quốc gia, đây có lẽ được coi là một ý tưởng vui vẻ nhưng ở Pháp, người ta thường coi đó không phải do họ mà là do 'nhà nước' nhưng không hiểu rằng 'nhà nước' cũng giống như 'người Pháp'".
Ông Reynié cho biết nếu Tổng thống Macron đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, ông ấy sẽ cần một số điểm thuyết phục để thúc đẩy các cải cách gây tranh cãi, bao gồm việc thay đổi hệ thống lương hưu đã được hứa hẹn từ lâu.
Ông chia sẻ: "Chúng tôi đã biết mọi người sẽ phản ứng như thế nào với các biện pháp gây tranh cãi: Họ sẽ nói rằng chúng tôi đã bỏ phiếu cho bạn vì khủng hoảng ở Ukraine; chúng tôi đã bỏ phiếu cho bạn vì bạn đã chống lại bà Marine Le Pen; chúng tôi không bỏ phiếu cho bạn để thực hiện cải cách này".
Theo đó ông dự đoán Tổng thống Macron hoàn toàn có khả năng tái tranh cử cao nhưng vẫn còn nhiều rủi ro bởi "những thứ không kiểm soát được có thể có sự phân tán". Ông kết luận: "Dựa trên các cuộc thăm dò và ý định bỏ phiếu ngày hôm nay, chúng ta có thể nói rằng điều đó có thể xảy ra nhưng chỉ là xác suất; sẽ là vô lý nếu nói rằng ông Emmnuel Macron chắc chắn tái đắc cử".
Minh Hạnh (Theo The Guardian)