Tài leo lên mái tôn dùng kéo cắt 2 lớp tôn, rồi du dây vào bên trong cửa hàng điện thoại. Tại đây, Tài đã lấy nhiều điện thoại, máy tính bảng...
Báo Dân Trí dẫn nguồn thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an quận 12, TPHCM ngày 22/6, cho biết đang mở rộng điều tra để xử lý đối với Nguyễn Thái Tài (19 tuổi, quê Quảng Nam) và Nguyễn Trung Hiếu (32 tuổi, quê Cần Thơ) về hành vi “trộm cắp tài sản”.
Trước đó, rạng sáng 6/6, của hàng điện thoại di động trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, phường Hiệp Thành, quận 12 bị trộm đột nhập, lấy đi nhiều ĐTDĐ, máy tính bảng, mặt kính, màn hình…có tổng giá trị hơn 60 triệu đồng.
Camera an ninh cửa hàng ghi nhận, lúc 2h10 sáng cùng ngày, kẻ trộm đã du dây từ trần nhà vào bên trong và lấy đi số tài sản trên.
Nghi can Tài tại cơ quan công an - Ảnh CA/ Tiền Phong |
Vào cuộc điều tra, mới đây, trinh sát Công an quận 12 đã bắt giữ được 2 đối tượng gây án là Tài và Hiếu.
Theo báo Tri thức trực tuyến, tại cơ quan điều tra, cả 2 khai nhận, do thiếu tiền tiêu xài nên 2 đối tượng bàn nhau mua ba lô, đèn pin, kéo sắt, một đoạn dây dài khoảng 5 m đi tìm nhà vắng chủ để đột nhập, trộm tài sản.
Ngày 6/6, Hiếu chở Tài đến trước tiệm điện thoại di động trên đường Nguyễn Ảnh Thủ và cả 2 thống nhất Tài sẽ đột nhập vào trong trộm tài sản còn Hiếu chạy xe đi để tránh người khác nghi ngờ và đợi Tài gọi điện sẽ quay lại đón.
Tài sau đó đã eo từ cổng rào kế bên tiệm điện thoại lên mái tôn sử dụng kéo cắt 2 lớp tôn, rồi đu dây vào bên trong cửa hàng.
Tại đây, Tài đã lấy 300 màn kính điện thoại, 91 sạc pin dự phòng, 30 cái màn hình iPhone, 103 máy tính bảng và nhiều linh kiện, phụ kiện điện thoại khác xếp gọn vào ba lô rồi theo đường cũ tẩu thoát.
Thực hiện xong phi vụ, Hiếu mang số tài sản trên đi bán nhiều lần được hơn chục triệu. Khi họ chia nhau cùng tiêu xài thì bị công an truy xét, bắt được.
Điều 138. Tội trộm cắp tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ năm 2009): 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo |
(Tổng hợp)