(ĐSPL) - Dailymail đưa tin, khi sao chổi và Trái Đất xảy ra va chạm sẽ mang lại nguồn nước trên bề mặt hành tinh xanh, nhưng loại nước này khác so với nguồn nước biển hiện tại.
Hình ảnh trạm vụ trụ Rosetta. |
Trạm thăm dò vũ trụ Rosetta đã tiến hành nghiên cứu kỹ hơn về những loại sao chổi được cho rằng đã mang lại nguồn nước cho Trái đất của chúng ta từ hơn 4 tỷ năm về trước.
Trạm thăm dò vũ trụ Rosetta đã mang đến câu hỏi mới về nguồn gốc của nước trên Trái Đất. |
Theo đó, loại nước này có chứa một đồng vị khác của khí Hydro - một nguyên tố tạo nên nước, gọi là nước nặng hay đơ-tơ-ri.
Trong buổi hội thảo khoa học thường niên diễn ra vào tháng 12 năm ngoái được Kathrin Attwegg, đến từ trường Đại học Bern, Thụy Sĩ, đã đưa ra câu hỏi: “Vậy nguồn nước đang bao phủ 3/4 diện tích Trái đất của chúng ta đến từ đâu, nếu không phải do sao chổi mang lại?”. Ông cũng đưa ra một kết luận, đó là do sự va chạm từ các tiểu hành tinh khác.
Sao chổi xa được sinh ra từ đám mây Oort - khu vực rất xa đối với Trái đất.
Có hai loại sao chổi từ Vành đai Kuiper và từ đám mây Oort. |
Vào năm 1986, một chiếc tàu vũ trụ đã theo dõi hành trình của sao chổi Halley 2 và phân tích nguồn nước được tạo ra. Kết qủa là nguồn nước này nặng hơn nước bình thường. Tuy nhiên trong một nghiên cứu sao chổi Hartley khác thì lại cho thấy nguồn nước giống hệt nước bình thường.
Điểm khác biệt giữa 2 ngôi sao chổi này là Halley đến từ vùng đám mây Oort và Hartley 2 bắt nguồn từ vành đai Kuiper Belt.
Bề mặt sao chổi. |
Từ đó, các nhà khoa học kết luận rằng nguồn nước trên Trái đất được tạo ra từ sao chổi đến từ vùng vành đai Kuiper. Nhưng họ chưa thực sự tin tưởng vào giả thiết này và cho rằng các tiểu hành tinh tạo ra nguồn nước cũng là một khả năng có thể xảy ra.
Vì thế, trạm thăm dò Rosetta sẽ tiếp tục quỹ đạo và chương trình nghiên cứu của mình trong vài năm tới. Các nhà khoa học sẽ sớm tìm ra thêm câu trả lời cho những bí mật khác của sao chổi nói riêng và toàn bộ hệ Mặt trời nói chung.
VŨ NGA (Tổng hợp)
Xem thêm clip: Nếu không còn mặt trời, Trái Đất sẽ ra sao?