Theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2021 quy định, việc tạm giữ phương tiện được áp dụng trong 3 trường hợp sau:
- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;
- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với hình thức phạt tiền cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm nộp phạt xong.
Khi tạm giữ phương tiện, bắt buộc phải lập biên bản. Trong đó phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ, phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm… Đồng thời, khi phương tiện bị tạm giữ, chủ phương tiện phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản phương tiện trong thời gian phương tiện bị tạm giữ.
Căn cứ Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, những lỗi vi phạm khiến xe đạp bị tạm giữ gồm:
Điều khiển xe trên đường có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;
Điều khiển xe trên đường có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam - 0,4 miligam/1 lít khí thở;
Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
Điều khiển xe trên đường có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
Hoàng Yên (T/h)