Gạo lứt
Gạo lứt được Đông y gọi là "máy vệ sinh đường ruột", hay còn được mô tả giống như là một người thợ sửa ống nước, làm cho đường ruột trở nên thông thoáng hơn, không bị tắc.
Không giống gạo thông thường, gạo lứt hay gạo xay thô vẫn giữ được các lớp vỏ cám gạo bên ngoài, tức là vẫn còn lớp vỏ cám, bột thô và mầm gạo. Những lớp vỏ cám bên ngoài này giàu chất dinh dưỡng, giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ nhiều và tốt hơn gạo trắng (đã xay xát kỹ).
Ngoài ra, gạo lứt giàu vitamin B và vitamin E, có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu, liên tục cung cấp năng lượng cho đường ruột, thúc đẩy sự gia tăng của vi khuẩn đường ruột có lợi, ngăn ngừa táo bón và ung thư đường ruột.
Bột yến mạch
Bột yến mạch chứa nhiều chất xơ, canxi và vitamin D, chúng rất tốt trong việc giữ cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt và ngăn ngừa táo bón.
Tuy nhiên nếu bạn không quen với chế độ ăn giàu chất xơ hoặc canxi, việc ăn nhiều loại thực phẩm này cùng một lúc có thể dẫn đến đau dạ dày, đau bụng dưới dạng tiêu chảy, đầy bụng hoặc táo bón.
Hành tây
Probiotics và vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột, hai hệ vi khuẩn này cùng tồn tại, duy trì sự cân bằng nhưng khi chất độc tích tụ trong đường ruột, số lượng vi khuẩn gây bệnh sẽ nhiều hơn men vi sinh gây táo bón và tiêu chảy. Hành tây có chứa oligosaccharides, có thể nhanh chóng bổ sung và kích thích sự phát triển của men vi sinh, nhanh chóng giúp duy trì sự cân bằng trong ruột.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ còn được mệnh danh là thực phẩm giải độc hàng đầu vì chứa chất nhầy keo với hàm lượng cào, có thể hấp thụ hầu hết các độc tố tồn tại trong đường ruột trong một thời gian ngắn, đồng thời đào thải chúng ra ngoài nhanh hơn so với những thực phẩm khác. Đây cũng là thực phẩm được gọi là thuốc tẩy ruột, làm sạch sẽ hệ tiêu hóa một cách lành mạnh và hiệu quả.
Rong biển
Rong biển được biết đến nhiều trong việc phòng và chữa bệnh bướu cổ, chứng cao huyết áp, xơ vữa động mạch. Đối với hệ tiêu hóa, rong biển giúp các hoạt động của nhu động ruột diễn ra suôn sẻ và tích cực hơn.
Tính kềm của nó có thể thúc đẩy trao đổi triglyceride trong máu, giúp nhuận trường, đẩy nhanh tốc độ vận động của ruột từ đó mau chóng tống khứ độc tố ra khỏi cơ thể.
Lưu ý: Do rong biển sống trong môi trường nước lâu ngày, nên khi chế biến thức ăn, bạn nên rửa và ngâm sạch sẽ. Nên ngâm trong nước theo tình hình thực tế của từng loại rong có thể liên tục thay đổi nước và ngâm trong khoảng 6 giờ. Bằng cách này, các nguyên tố có hại như asen, thủy ngân, chì và cadmium trong rong biển có thể được loại bỏ trước khi ăn.
Như Quỳnh(T/h)