(ĐSPL) - Tiến hành kiểm tra chiếc xe tải có dấu hiệu nghi vấn, lực lượng CSGT phát hiện một khối lượng gỗ lậu được ngụy trang rất tinh vi trên thùng xe.
Theo tin mới nhận, vào khoảng 5h ngày 17/11, Đội TTKS số 1 thuộc Phòng PC67, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông tại QL1A đoạn đường tránh Huế thuộc địa phận thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy thì bất ngờ phát hiện xe tải mang BKS: 75K- 5034 do tài xế Lê Huy Vũ (29 tuổi, trú xã Bình Điền, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) điều khiển theo hướng Bắc- Nam có nhiều nghi vấn nên ra hiệu lệnh dừng xe.
Số gỗ bị lực lượng CSGT bắt giữ |
Kiểm tra ban đầu, lực lượng CSGT phát hiện phía sau thùng xe tải chở theo 10 phách gỗ dạ chồn cỡ lớn, mỗi phách dài gần 3m. Số gỗ có tổng trọng lượng gần 3m3 được tài xế ngụy trang bằng vỏ lon phế liệu rất timnh vi.
Bước đầu, tài xế Vũ khai nhận vận chuyển số gỗ trên cho một người quen từ xã Thủy Bằng chở về xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huê) tiêu thụ.
Hiện, toàn bộ số gỗ trên đã được bàn giao cho Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Thủy tiến hành xử lý.
Căn cứ theo Điều 22 nghị định 157/2013/ NĐ – CP được sửa đổi bởi nghị định 40/2015/ NĐ - CP Vận chuyển lâm sản trái pháp luật: Người có hành vi vận chuyển lâm sản (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau: 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau: d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,7 m3. đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị dưới 7.000.000 đồng. e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị dưới 10.000.000 đồng. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau: a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3. d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,7 m3 đến 1 m3. đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích nguồn trên mạng internet, nên chỉ mang tính tham khảo. |
Phi Hoàng –Đình Tuấn
[mecloud]sTaG5or4jY[/mecloud]