+Aa-
    Zalo

    Bất chấp lệnh cấm, biệt thự rừng phòng hộ Sóc Sơn "ầm ầm" đẩy mạnh tiến độ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những công trình bề thế, nguy nga xây dựng trên rừng phòng hộ Sóc Sơn trước lệnh cấm thi công vẫn “ầm ầm” đẩy mạnh.

    Những công trình bề thế, nguy nga xây dựng trên rừng phòng hộ Sóc Sơn trước lệnh cấm thi công vẫn “ầm ầm” đẩy mạnh. 

    Huyện Sóc Sơn đang giải quyết vi phạm trật tự xây dựng tại các xã Phú Minh, Phú Cường, Phù Lỗ, Minh Phú và Minh Trí. Trong đó, có 45 công trình xây dựng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ tại xã Minh Trí và Minh Phú.

    Những vi phạm về lấn chiếm đất rừng phòng hộ này kéo dài hàng chục năm qua, mặc dù Thanh tra Chính phủ (TTCP) năm 2006 đã có kết luận vi phạm nhưng việc xử lý lại kéo dài đến nay vẫn chưa xong.

    Kết luận thanh tra của TTCP và TP.Hà Nội những năm qua đã chỉ ra cụ thể vi phạm nhưng địa phương chậm khắc phục, chưa quyết liệt và triệt để.

    Trước lệnh cấm thi công, tưởng rằng không gian quanh hồ Đồng Đò (xã Minh Trí) sẽ trở lại yên bình, nhưng trái lại, vẫn có tiếng máy xúc cào đất, tiếng tập kết vật liệu xây dựng ào ào. Giữa bạt ngàn màu xanh của núi rừng, những thớ đất màu đỏ vẫn đang lộ ra vì bị “cào xé”, hồ vẫn bị thu hẹp vì bị san lấp mỗi ngày.

    Theo thống kê của các cơ quan chức năng, tại khu vực rừng phòng hộ Sóc Sơn có tới hơn 650 hộ xây dựng với diện tích lên đến 11ha, các công trình chủ yếu là biệt thự, nhà vườn, khu nghỉ dưỡng sinh thái...

    Dọc hai bên bờ hồ Đồng Đò là dãy các công trình kiến trúc kiên cố, có địa thế “lưng tựa núi, mặt hướng hồ”.


    Khảo sát tại 2 xã Minh Trí và Minh Phú ngày 22/10 cho thấy, nhiều công trình được xây dựng trên đất rừng phòng hộ, trước lệnh cấm vẫn đang tiến hành thi công.
    Trước đó, chính quyền xã đã khẳng định chỉ có hiện tượng xây trộm vào ban đêm vì khó kiểm soát. Nhưng theo ghi nhận của PV, công nhân vẫn làm việc không ngơi tay giữa ban ngày.

    Các công nhân cho biết: "Chủ vẫn yêu cầu thi công thì chúng tôi phải làm. Chúng tôi cũng chỉ đi làm thuê".

    Công trình kè đá mới được hoàn thiện để chống xói lở đất đá từ phía sau. Không chỉ lấn đất rừng, một số gia đình còn san ủi, lấn ra giữa lòng hồ Đồng Đò để xây dựng các công trình kiên cố.

    Vật liệu xây dựng vẫn tiếp tục được tập kết mỗi ngày. Công nhân thi công gấp rút khẩn trương nên nhu cầu vật liệu lớn

    Trước lệnh “hoãn”, các công trình không những không “hoãn” mà còn đẩy nhanh tiến độ thi công

    La liệt các phương tiện tập kết vật liệu, máy móc được sử dụng, cứ đi khoảng vài trăm mét lại có một công trình đang thi công, từ xây mới tới cơi nới, mở rộng.
    Phải chăng, chủ nhân các công trình muốn đưa vào thế “mọi sự đã rồi”, hoàn thành kiến trúc để tạo sức ép tới việc cưỡng chế tháo dỡ?
    Nếu muốn giải quyết triệt để, cần nhanh chóng “niêm phong” và ra lệnh tháo dỡ, phá hủy các công trình thuộc diện sai phạm, tránh để tình trạng “treo ảo”.
    Hàng chục nghìn mét vuông đất rừng phòng hộ ở Sóc Sơn bị chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi xây dựng nhiều công trình kiên cố bắt nguồn từ những sai phạm trong quản lý đất rừng từ hàng chục năm trước.
    Dấu hiệu xuất hiện homestay ven hồ trong thời gian tới nếu không được xử lý kịp thời và triệt để.

    Người dân cho biết, chủ nhân của các căn biệt thự chủ yếu là người “có tiền của, địa vị” trong nội thành Hà Nội, chỉ về đây nghỉ dưỡng vào những ngày cuối tuần. Vì thế, những ngày trong tuần chỉ có người giúp việc trông coi.

    [presscloud]5054[/presscloud]

    Thủy Tiên - Hữu Thắng

    Người Đưa Tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bat-chap-lenh-cam-biet-thu-rung-phong-ho-soc-son-am-am-day-manh-tien-do-a248838.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan