+Aa-
    Zalo

    Báo động tình trạng xâm thực

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mặc dù chưa hết mùa mưa nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay tình trạng nước mặn xâm thực vào đất liền qua các cửa sông rạch ở khu vực ven biển miền Đông.

    Mặc dù chưa hết mùa mưa nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay tình trạng nước mặn xâm thực vào đất liền qua các cửa sông rạch ở khu vực ven biển miền Đông và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra trầm trọng, hết sức đáng báo động với những hậu quả to lớn.
    Theo đó, đây không chỉ đơn giản là tình trạng “mặn hóa” nguồn nước mà nó còn gây ra rất nhiều hậu quả tiêu cực trong đời sống xã hội, trong nông nghiệp lẫn nuôi trồng thủy hải sản ở những địa phương ven biển trên.
    Nơi nào cũng mặn
    Mặc dù đã khá “thân thuộc” với tình trạng nước mặn xâm nhập vào đất liền qua những cửa sông rạch trong nhiều năm trở lại đây nhưng một số người dân ở khu vực xã Phước Hưng (Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu) vẫn tỏ ra khá bị động với tình trạng nước biển xâm thực ngày một nhiều theo đường từ sông Cỏ May vào. Theo đó, không chỉ những khu vực ven sông Cỏ May mà ngay cả những nơi cách bờ sông tới vài cây số, tức là cách bờ biển cả chục cây số, tình trạng mặn hóa nguồn nước, nhất là nước ngầm vẫn xảy ra nghiêm trọng. Hầu hết nước giếng ở những khu vực ấy không thể sử dụng được khi mùa mưa hết và những cánh đồng trồng cây trái, trồng khoai mì ở đây cũng bị chết dần chết mòn do nước mặn xâm nhập. Có thể nói, ngoài những hộ dân làm…muối, hầu hết người dân trong vùng luôn cảm thấy bất an khi mùa xâm thực tới. Điều đáng nói, hiện nay mới chỉ là đầu mùa nước biển xâm thực và khi mùa khô (gần giáp tết) tới thì mới là lúc tình trạng nước mặn ngược vào đất liền trở lên trầm trọng hơn. Khi ấy, nước mưa trên thượng nguồn các hệ thống sông không dồn về biển nữa và những đợt triều cường lại liên tục đưa nước mặn vào sâu trong đất liền khiến người dân vô cùng lo lắng.
    Tuy nhiên, đây không chỉ là thực trạng riêng của hàng trăm hộ dân sinh sống quanh khu vực sông Cỏ May mà còn là ở nhiều địa phương khác của vùng ven biển, ven những dòng sông khác như sông Dinh, sông Chà Và, sông Gò Găng, sông Ray… ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Theo các nhà khoa học của Viện Kỹ thuật biển, nguyên nhân khiến tình trạng biển xâm thực đang trở nên ngày càng nghiêm trọng ở Bà Rịa-Vũng Tàu chính là do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Qua khảo sát nhiều đoạn bờ biển thường xuyên bị xói lở hay một số bãi biển còn phát hiện loại hình dòng cuộn tròn, một loại dòng chảy rút rất mạnh từ bờ ra biển. Bên cạnh đó cũng có nguyên nhân chủ quan do chính con người gây ra, mà hoạt động khai thác cát tràn lan, là lý do cơ bản gây nên tình trạng này. Cụ thể hơn, như đoạn từ mũi Nghinh Phong đến phường 12, TP Vũng Tàu, trước đây có những đồi cát cao, dài là những bức tường chắn sóng hiệu quả nhưng theo thời gian đã bị khai thác hết nên nơi đây bị sạt lở rất nghiêm trọng. Ðoạn Cửa Lấp thuộc xã Phước Tỉnh (huyện Long Ðiền), do việc khai thác cát ở phường 12, TP Vũng Tàu đã làm mất cân bằng bùn, cát ở khu vực này và tạo ra những hố sâu nên khi thủy triều xuống làm dòng chảy mang cát từ trong bờ ra để bù lấp vào các hố này khiến bờ biển bị xói lở nhanh...
    Tuy nhiên, tình trạng xâm thực nước biển nghiêm trọng nhất ở nước ta lại không phải ở khu vực ven biển miền Trung, miền Đông hay miền Bắc mà chính là vùng biển phía Tây, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này chính là việc cấu tạo địa chất có đặc điểm trũng, thấp mà lại có nhiều cửa sông ăn thông ra biển khiến tình trạng nước mặn xâm nhập vào đã trở thành một vấn nạn rất đáng báo động, ảnh hưởng tới cả tiêu chí phát triển xã hội nơi này chứ không đơn thuần chỉ là vấn đề của môi trường tự nhiên, của hệ sinh thái nữa. Mặc dù đây là một vấn đề của thiên nhiên nhưng ngày nay, với nhiều những tác động tiêu cực của chính con người, như phá rừng phòng hộ, làm hư hỏng đê bao bờ biển… nên tình trạng này đang diễn ra ngày càng phức tạp và khó lường hơn bao giờ. Cũng chính vì thế, hậu quả của nó gây lên, cũng nặng nề hơn. Cụ thể, theo trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre cho biết thì, tại sông Mỹ Hóa thuộc hệ thống sông Hàm Luông, mực nước cao nhất thấp hơn khoảng 30 cm so với cùng kỳ năm ngoái, nên nước mặn đã xâm nhập sâu hơn vào đất liền. Trên sông Hàm Luông đoạn chảy qua xã Mỹ Thạnh An, sông Cửa Đại đoạn chảy qua xã Giao Hoà - Giao Long, sông Cổ Chiên đoạn chảy qua xã Thành Thới A - Thành Thới B, nước mặn đã vào sâu 40 - 45 km. Tính rộng hơn, toàn tỉnh Bến Tre có chiều dài bờ biển là 65km, trong đó có trên 90\% diện tích đất có cao độ địa hình từ 1-2 mét so mực nước biển, còn lại vùng thấp ven sông, biển chỉ dưới 1 mét nên thường xuyên bị ngập khi triều cường. Không chỉ có vậy, tại khu vực bờ biển nằm ở phía Đông và biển phía Tây tỉnh Cà Mau hiện có trên 40km đang có nguy cơ bị sóng làm sạt lở nặng. Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau, hiện có 5 điểm sạt lở nghiêm trọng, 1 đoạn sạt lở nghiêm trọng chiều dài khoảng 15km thuộc huyện U Minh và 4 điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng với chiều dài gần 17km, tập trung ở khu vực xã Khánh Tiến huyện U Minh, xã Khánh Bình Tây Bắc huyện Trần Văn Thời và xã Tân Hải, huyện Phú Tân. Thời gian qua, tình trạng sạt lở hệ thống bờ biển, bờ sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau liên tục xảy ra, nhiều công trình dân sinh, kinh tế bị thiệt hại nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân…
    Bên cạnh đó, tại khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh, biến đổi khí hậu cũng đang đe dọa đến vùng ven biển của tỉnh này. Từ năm 2008 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng huy động nhiều nguồn vốn đầu tư gần 115 tỉ đồng cho Trà Vinh gia cố đê, xây dựng các tuyến kè. Năm 2014, Trà Vinh tiếp tục đầu tư giai đoạn 3 để hoàn thiện đoạn kè tại xã Hiệp Thạnh có chiều dài 2km và gần 2,8km kè tại ấp cồn Trứng. Tổng nguồn vốn được phê duyệt thực hiện gần 420 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Trưởng, Chánh văn phòng Ủy ban phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Trà Vinh. Tỉnh rất cần các nguồn vốn viện trợ từ Trung ương cho công tác ứng phó biến đổi khí hậu, thời gian qua kinh phí thực hiện các công trình này quá ít, nếu đầu tư theo kiểu chắp vá như hiện nay, những đoạn đê, kè không hoàn chỉnh sẽ bị sóng biển tiếp tục làm sạt lở, lúc đó kinh phí sửa chữa, xây mới sẽ tăng nhiều lần…
    Những biện pháp cấp bách
    Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, do nguồn nước ngọt từ thượng nguồn đổ về quá ít, dẫn đến mực nước ở các sông, rạch xuống thấp, cộng với thời tiết nắng gay gắt, nên nước mặn xuất hiện sớm và lấn sâu vào nội đồng, một số sông ngòi tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn nặng nề, gây thiệt hại cho diện tích đất canh tác và thiếu nước ngọt cho sinh hoạt. Mức độ xâm nhập mặn năm nay được dự báo sẽ cao hơn năm trước, nên các địa phương cần có kế hoạch để chủ động hành động, ứng phó.
    Ngoài ra, theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với khu vực Đồng bằng song Cửu Long đang ngày càng nhiều hơn. Mùa lũ hằng năm biến động thất thường, ngập lụt ở các đô thị trong vùng với diện tích và thời gian tăng hơn, hiện tượng sạt lở đất, triều cường, bão, lốc xoáy xuất hiện ngày càng nhiều và thường xuyên; thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân... Đặc biệt là hiện tượng sạt lở, xâm nhập mặn dọc theo các tỉnh ven biển ngày càng lấn sâu vào nội đồng. Đây là những thách thức và khó khăn lớn nhất mà Đồng bằng sông Cửu Long phải gánh chịu và cần phải hành động ngay với những kế hoạch ứng phó kịp thời mang tính lâu dài.
    Có thể khẳng định rằng, với sự biến đổi ngày càng phức tạp của khí hậu, môi trường sống, nhất là những khu vực ven biển đang trở nên ngày càng khó lường hơn. Vì vậy, hơn bao giờ, chính chúng ta cần có những biện pháp mạnh mẽ, không đơn giản chỉ là việc xây đập chống mặn mà cần có một giải pháp lớn hơn, như hệ thống đê bao, rừng ngập mặn chắn ven biển thông suốt để ngăn chặn, đối phó với tình trạng xâm thực của nước biển.
    Chúng tôi tiếp nhận tất cả các thông tin phản ánh về vấn đề môi trường của bạn đọc 24/24h
    Liên hệ: Viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội\_ phân viện phía nam
    Địa chỉ: 58 Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1
    Hotline: 0988.66.66.88 - - 08.6683.7519 
    Đoàn Đại Trí
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bao-dong-tinh-trang-xam-thuc-a70156.html
    Báo động ô nhiễm nguồn nước ngầm

    Báo động ô nhiễm nguồn nước ngầm

    Được cho là một tài nguyên quan trọng và quý giá nhưng hiện nay, trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm ở Việt Nam đang ngày một suy giảm nghiêm trọng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Báo động ô nhiễm nguồn nước ngầm

    Báo động ô nhiễm nguồn nước ngầm

    Được cho là một tài nguyên quan trọng và quý giá nhưng hiện nay, trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm ở Việt Nam đang ngày một suy giảm nghiêm trọng.