(ĐS&PL) Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt kém lành mạnh đã và đang khiến bệnh gút đang ngày càng gia tăng đáng kể, đặc biệt là ở tình trạng trẻ hóa của căn bệnh này đang ngày càng đáng báo động.
Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh gút trong xã hội
Hiện nay bệnh gút không còn là vấn đề của riêng đối tượng trung niên nữa mà rất nhiều trường hợp ghi nhận người bệnh ở tuổi 40, hay thậm chí là 30 tuổi. Gút là bệnh lý xảy do sự rối loạn chuyển hóa purin khiến nồng độ axit Uric trong máu, kèm theo đó là sự lắng đọng tinh thể urate ở các mô. Biểu hiện bệnh gút ban đầu là tình trạng viêm khớp cấp tính, dần chuyển sang mạn tính. Người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng các khớp bất kỳ sưng đỏ, nóng và đau nhức dữ dội gây khó khăn cho vận động.
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh gút có hai dạng chính là gút tiên phát và gút thứ phát, trong đó gút tiên phát xuất phát không rõ nguyên nhân và phần lớn là do di truyền. Gút thứ phát có tỷ lệ phát bệnh cao hơn sau quá trình điều trị suy thận hoặc người bệnh có các vấn đề về thận và không thể đào thải được axit Uric trong máu. Gút tiên phát có khả năng xảy ra cao hơn với độ tuổi 40 và ngày càng có xu hướng trẻ hoá, nếu gia đình người bệnh có tiền sử bị bệnh gút thì khả năng di truyền chiếm tỷ lệ 50%.
Gút là bệnh xương khớp phổ biến hàng đầu và chiếm đến 1/3 tổng số bệnh nhân khám tại các bệnh viện, phòng khám xương khớp. Đáng quan ngại trong những năm gần đây là tỷ lệ người được chẩn đoán bệnh gút ngày càng trẻ hơn về độ tuổi, trong đó cứ 4 người đến khám thì có từ 1 đến 2 người nằm trong độ tuổi 30 – 40. Nguyên nhân bệnh gút ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng đến từ nhiều nguyên nhân và chủ yếu là do di truyền cộng với thói quen sinh hoạt và ăn uống kém khoa học.
Mặc dù gút là bệnh nguy hiểm và có thể để lại biến chứng vĩnh viễn nhưng đa số người trẻ bị được chẩn đoán bệnh vẫn tỏ ra lơ là trong việc chăm sóc sức khoẻ và cải thiện tình trạng. Đa số những người trẻ bị gút đều không dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ mà chỉ uống thuốc khi có các triệu chứng sưng và đau nhức khớp. Cần ý thức được rằng bệnh gút cũng nguy hiểm như đái tháo đường, tim mạch, hay các bệnh liên quan đến huyết áp… người bệnh cần chủ động trong quá trình điều trị để ngăn cản những chuyển biến xấu xảy ra.
Nguyên nhân khiến tình trạng bệnh gút ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng?
Bệnh gút ở người trẻ tuổi cũng nguy hiểm như bất kỳ bệnh lý nào khác, vì ở độ tuổi này người bệnh thường không nhận thức được cơ thể mình bị bệnh và có tâm lý chủ quan trong điều trị. Nguyên nhân phát triển bệnh gút ở độ tuổi 30 – 40 là do lối sống kém lành mạnh, người bệnh thường xuyên uống bia rượu và dùng chất kích thích.
Kèm theo đó các bữa ăn nhiều đạm vượt tỷ lệ cũng là tác nhân dẫn đến dư thừa axit Uric trong máu. Đặc biệt là với đối tượng nam giới thường xuyên có những cuộc hội họp, chè chén, ăn nhiều nội tạng động vật và không bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau xanh và trái cây vô tình khiến nồng độ axit Uric tăng cao.
Chính việc không chú ý đến việc cân bằng dinh dưỡng đã tạo điều kiện cho bệnh gút phát triển ở người trẻ. Mặc dù việc bổ sung đạm là tiêu chuẩn để sản sinh năng lượng nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều chất bổ, đạm và sắt đồng thời sẽ đưa lượng lớn purin vào cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân chính gây rối loạn chuyển hóa purin và gây nên hàng loạt bệnh lý như gút, tim mạch, tiểu đường,… Ngoài ra không uống đủ nước và sử dụng đồ uống có ga nhiều, không ăn rau xanh sẽ khiến hoạt động đào thải axit Uric chậm chạp dẫn đến các tinh thể muối urat hình thành trong khớp, từ đó gây bệnh gout.
Cũng theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, di truyền là nguyên nhân gây bệnh gút ở người trẻ tuổi, hơn 60% tỷ lệ người trẻ di truyền bệnh gút từ cha mẹ, hoặc ông bà. Trong giai đoạn trưởng thành bệnh sẽ không có dấu hiệu cụ thể mà chỉ phát bệnh khi người bệnh bước sang độ tuổi trung niên. Tuy nhiên các bác sĩ cũng cho rằng nếu người bệnh nhận thức được nguy cơ sớm và chủ động thiết lập lối sống lành mạnh thì vẫn có thể phòng tránh được bệnh.
Giải pháp nào giúp điều trị và phòng ngừa bệnh gút ở người trẻ tuổi?
Bệnh gút ở người trẻ tuổi hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh ý thức trong việc điều trị sớm. Quá trình điều trị và phòng bệnh gút có thể diễn ra song song để ngăn các cơn viêm khớp tái phát. Nguyên tắc quan trọng là người trẻ cần thực hiện chế độ rèn luyện thể thao và ăn uống điều độ ngay cả khi chưa mắc bệnh và khi đã bị gút để duy trì nồng độ axit Uric trong máu.
Trong bữa ăn hàng ngày cũng cần hạn chế những thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật và hải sản. Nếu bữa ăn có nhiều đạm cần được cân bằng lượng rau và hoa quả gấp đôi để tăng cường chuyển hoá purin vào máu. Nam giới nên tránh uống rượu, bia vì thức uống có cồn sẽ làm gia tăng axit Uric trong gan và ức chế thận đào thải axit Uric. Uống nhiều nước và thực hiện khám sức khoẻ định kỳ để đo nồng độ axit Uric giúp bác sĩ tầm soát được nguy cơ táibệnh gút trong quá trình điều trị.
Khi có dấu hiệu đau nhức khớp nghiêm trọng, người bệnh nên đến ngay những bệnh viện có chuyên khoa xương khớp để kiểm tra. Hiện nay có nhiều cách điều trị bệnh lý gút, thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết người bệnh có thể uống thuốc Tây hoặc sử dụng các vị thuốc Đông Y lành tính để hỗ trợ chữa bệnh lâu dài nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
T. Tâm