+Aa-
    Zalo

    Bao đêm rơi nước mắt vì bà cô bên nhà chồng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Có lẽ suốt cuộc đời chị sẽ mãi ân hận bởi những lời chị đã từng nói với người phụ nữ đáng thương ấy. Lẽ ra chị đã không nên làm như thế…

    (ĐSPL) – Có lẽ suốt cuộc đời chị sẽ mãi ân hận bởi những lời chị đã từng nói với người phụ nữ đáng thương ấy. Lẽ ra chị đã không nên làm như thế…

    Đêm đầu tiên về lại nhà chồng, chị đã không ngủ được vì trằn trọc. Quay sang cô con gái đã ngủ từ lúc nào không hay biết. Chị thầm nghĩ, mới đó mà đã 2 năm trôi qua kể từ ngày chị về làm dâu cho nhà họ Nguyễn. Chị vẫn nhớ rõ cảm giác đầu tiên về nhà chồng, nhớ như in.

    Anh chị yêu nhau được 2 năm thì anh dẫn chị về ra mắt gia đình. Mới đầu chị sợ lắm, vì nghe nói nhà chồng có bà cô 35 tuổi, chưa chồng, tính tình đanh đá nổi tiếng cả vùng. Sau cái hôm về ra mắt chị ngầm “dọa” anh “Nếu anh không ở riêng thì em không cưới đâu”. Anh nghe thế cũng giật mình “Nhà chỉ có mỗi anh là con trai, em không sống để phụng sự bố mẹ chồng thì để ai”.

    Cứ thế anh chị cãi nhau nhiều lần vì điều đó, nhưng rồi chị là người phải nhún nhường. Từ ngày về làm dâu nhà anh, điều chị “ngán” nhất là đụng mặt với bà cô nhà chồng. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của chị khiến người ta không vừa ý là lại có chuyện. Có hôm, chị gái chồng nói mát chuyện em dâu ở bẩn, chị đã lên tiếng cãi lại nói chị chồng “khó tính thế ai ở được”…Cứ thế hai chị em ai cũng nóng lời qua tiếng lại phải tới khi có người lớn giảng hòa, cuộc chiến mới chấm dứt

    Qua những cuộc nói chuyện ngắn, chị dần hiểu vì sao mà "bà cô bên chồng" chấp nhận sống một mình như vậy (Ảnh minh họa).

    Lâu dần, do những xung đột xích mích mà chị cũng đâm ra “ghét” chị gái của chồng. Mỗi lần ai nhắc tới bà cô nhà chồng là chị bĩu môi, thậm chí là dè bỉu “thì khó tính vậy mới không lấy chồng”, “cứ ở vậy thì chẳng khó”, “giờ thì ai rước nữa chứ”,… Và một điều chị luôn tự dặn bản thân là “cứ lơ đi mà sống” điều này không ít lần khiến chồng chị khó chịu.

    Cưới được nửa năm chị mang bầu, thời gian ở cữ chị ở nhà suốt, nên thời gian gặp gỡ bà cô nhà chồng càng nhiều hơn. Nhưng cũng chính từ đây, mà khoảng cách giữa hai chị em càng xích lại gần nhau hơn. Qua những cuộc nói chuyện ngắn, chị dần hiểu vì sao mà chị gái của chồng mình chấp nhận sống một mình như vậy. Chị thấu hiểu, chị cảm thương hơn cho người phụ nữ ấy.

    Đôi khi sự to tiếng của chị chồng, cũng chỉ là một cách đẻ che giấu nỗi buồn, che giấu những cảm xúc đau khổ trong lòng. Chị chồng nói “Tôi cũng là phụ nữ, cũng khao khát được yêu thương, khao khát một tấm chồng lắm. Nhưng cái số tôi nó vậy rồi”. Nhìn vẻ mặt của chị chồng lúc đó chị chỉ muốn được mạn phép ôm chị vào lòng vỗ về mà thôi.

    Bất chợt chị nghĩ đến thân phận của những người phụ nữ, đúng là có chồng cũng khổ một kiểu, không chồng cũng khổ. Cái số nó vậy rồi, biết làm sao được đây. Như chị là một cô giáo Tâm lý, cả đời miệt mài đèn sách nhưng chị nào đâu lý giải được nỗi khổ bi ai của con người trong cuộc đời.

    Sinh con được 6 tháng, chị trở lại trường bắt đầu công việc giảng dạy. Trộm vía con chị ngoan, dễ tính nên ai bế cũng được. Mẹ chồng chị cũng đã già yếu, nên người chăm sóc cho cháu chủ yếu là chị gái của chồng. Mới đầu, chị cũng lo lắng nhưng thấy con ngày càng mập mạp, ú sữa lại ăn uống đều đặn nên chị yên tâm phần nào. Đặc biệt là đôi lần chị bắt gặp chị gái chồng nựng con mình với những cử chỉ yêu thương ân cần mà lòng chị cũng rộn ràng cảm xúc.

    Khi con tròn 1 năm tuổi chị lại ra Hà Nội để theo học Thạc sĩ chuyên nghành chị đang dạy. Ngày đi chị cũng quyến luyến nhiều thứ, thương con không muốn xa chồng nhưng vì công việc nên chị đành chấp nhận.

    Ngày chị xa nhà, mọi việc diễn ra chị không ngờ tới bởi người lo lắng cho chị an tâm làm việc lại là bà cô nhà chồng- người mà chị từng sợ hãi có định kiến. Nhiều hôm bé ốm, bé khóc chị gái chồng không quản ngày đêm trông nom cho cháu. Vất vả là thế, nhưng chị chưa một lần kêu van với em. Chị nghe chồng kể mà nước mắt cứ tuôn rơi, giá như thời gian trở lại, chị đã không nói những lời cay độc như thế với chị chồng.

    Trước khi đi xa, chị vẫn kịp gửi lại món quà sinh nhật mà chị chuẩn bị cho cô cháu gái yêu quý (Ảnh minh họa).

    Những lần chị gọi điện về, thấy con ngoan gọi mẹ rõ ràng chị mừng rơi nước mắt. Lòng chị thầm cảm ơn ông trời đã cho chị một người chị chồng tốt bụng đến vậy. Học xa, nên cứ vài tháng chị về nhà một lần, mỗi lần về chị chồng chu đáo, cơm nước mừng em dâu như thế người em ruột thịt của mình.

    Rồi một ngày, khi kết thúc khóa học, khi chị đi đặt may cho chị một bộ váy, với số đo 3 vòng chị đã “bí mật” kiểm tra từ trước. Đang mừng khấp khởi mừng thầm thì chị nhận được tin, chị gái chồng đã qua đời do tai nạn. Trước khi đi xa, chị vẫn kịp gửi lại món quà sinh nhật mà chị chuẩn bị cho cô cháu gái yêu quý.

    Chị về khi thi thể của chị gái chồng đã lạnh ngắt, mọi lời nói lúc này có lẽ đã quá muộn. Cầm tay người đã khuất chị run run, có lẽ đây sẽ là giây phút khó quên nhất trong cuộc đời chị, một sự mất mát đau thương,… Lời "cảm ơn" trong lòng chị vẫn dành đó, nhưng giờ biết nói sao cho đành?

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bao-dem-roi-nuoc-mat-vi-ba-co-ben-nha-chong-a77793.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan