Trung tướng, PSG. TS Trần Văn Độ - Phó chánh án TAND Tối cao, Chánh án TAQS TW, Ủy viên UBPL Quốc hội tham luận.
Trung tướng, PSG. TS Trần Văn Độ |
Trung tướng cho rằng, quyền im lặng còn gọi là quy tắc Miranda, là quyền con người được ghi nhận đầu tiên trong Pháp luật Hoa Kỳ trên cơ sở phán quyết của Tòa án tối cao năm 1966.
Quyền im lặng cũng được quy định trong pháp luật nhiều nước, và nội dung quy định này cũng có sự khác nhau ở mỗi quốc gia, tùy theo các điều kiện kinh tế, xã hội và truyền thống pháp luật mỗi quốc gia. Theo đó, quyền im lặng có một số nội dung cơ bản: Nghi phạm có quyền không khai báo để buộc tội mình; nghi phạm có quyền có luật sư để hỗ trợ pháp lý nói chung, hỗ trợ khi khai báo nói riêng; nghi phạm có quyền có luật sư chứng kiến khi lấy lời khai.
Vì thế, các điều tra viên, công tố viên cần giải thích cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền khai báo sau khi giải thích về quyền im lặng.
Tuy nhiên, quyền im lặng không loại trừ quyền khai báo của người bị buộc tội. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền khai báo sau khi được giải thích về quyền im lặng. Việc nhận tội của bị can, bị cáo luôn được xem là hình thức giảm nhẹ đặc biệt trong quyết định hình phạt đối với bị cáo.
[mecloud]oWRefaDklC[/mecloud]
Quan niệm trên loại trừ quan niệm không chính xác hiện nay ở nước ta khi cho rằng, quyền im lặng là quyền của bị can, bị cáo chỉ cho đến khi có người bào chữa, khi có người bào chữa, bị can, bị cáo có nghĩa vụ phải khai báo.
GS Nguyễn Đăng Dung – Đại học Quốc gia Hà Nội: Quyền này là đương nhiên có, không cần phải quy định vào luật. Cứ quy định vào luật mới làm thì là dở. Không cần quy định vào hiến pháp, vào luật thì nó vẫn là quyền.
Bà Nga - Trung tâm tư vấn pháp luật cho rằng: Từ thực tiễn tư vấn pháp luật trong bao nhiêu năm qua, quan điểm của tôi là người dân ít được tiếp cận, tuyên truyền pháp luật sâu rộng. Nếu quyền im lặng không được quy định vào luật, liệu nó có đến được với người dân không?
Người dân không phải ai cũng biết tới những điều luật mới. Từ thực tiễn, đa số bị can bị cáo muốn chối tội. Cho quyền bị cáo được mời luật sư từ quá trình điều tra. Tôi 10 năm làm thẩm phán, 10 năm làm hội thẩm. Ít có vụ được gặp luật sư ngay từ đầu.
LS Nguyễn Văn Chiến – Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm đoàn Luật sư Hà Nội nêu quan điểm: “Im lặng bảo đảm người ta thực hiện quyền cơ bản mà Hiến pháp quy định. Nó phù hợp với trách nhiệm của Cơ quan thi hành tố tụng”.
LS Chiến cho rằng, quyền im lặng là yêu cầu, đòi hỏi. Quy định quyền im lặng trong Luật tố tụng hình sự là phù hợp với đòi hỏi thực tiễn và nâng cao năng lực nghiệp vụ của những người liên quan đến hoạt động này.
LS Nguyễn Văn Chiến |
“Nếu chúng ta có quyền im lặng sớm, năng lực nghiệp vụ được nâng cao thì sẽ không có oan sai. Chúng ta cần thay đổi tư duy, phải từ chứng để xác định cung, căn cứ vào chứng để tìm ra cung” – LS Chiến cho hay.
Nguyên tắc suy đoán vô tôi: không dùng lời của người ta để buộc tội mà phải có bằng chứng đầy đủ mới kết tội. Chứng cứ đó phải thông qua Tòa án thì mới đưa ra kết luận.
Nếu có quyền im lặng thì sẽ không có nguyên tắc suy đoán vô tội. Quy định quyền im lặng sẽ góp phần tránh tiếng kéo dài trầm kha nhiều năm nay, giải oan cho các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành tố tụng và đội ngũ Luật sư.
Nếu được quy định vào luât thì luật quy định phải được in to, rõ ràng, treo trong buồng hỏi cung; việc người ta tự khai nhận thì được hưởng khoan hồng, còn nếu không khai bảo thì nó không phải tình tiết tăng nặng. Cơ chế giám sát chặt chẽ bằng lắp đặt camera không chỉ giám sát thuần túy, mà để xác định được vấn đề hỏi cung và vấn đề khác liên quan, chống bức cung, nhục hình.” – Luật sự Chiến cho hay.