+Aa-
    Zalo

    Bản sao chứng thực và bản sao từ sổ gốc khác nhau ra sao?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo quy định hiện hành thì chứng thực bản sao từ bản chính sẽ ít phức tạp hơn so với việc cấp bản sao từ sổ gốc.

    Theo quy định hiện hành thì chứng thực bản sao từ bản chính sẽ ít phức tạp hơn so với việc cấp bản sao từ sổ gốc.

    Đa phần mọi người đều chỉ biết bản sao chứng thực từ bản chính mà không để ý một loại bản sao nữa là bản sao từ sổ gốc.

    Bản sao chứng thực từ bản chính

    Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao y được hiểu là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao đúng với bản chính.

    Giấy tờ, văn bản được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính gồm:

    1- Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

    2- Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    Bản sao từ sổ gốc

    Bản sao từ sổ gốc là bản sao do cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc (khoản 1 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

    Lưu ý, chỉ có 03 nhóm chủ thể sau mới có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc

    1- Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính;

    2- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính;

    3- Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.

    Chứng thực bản sao từ bản chính sẽ ít phức tạp hơn so với việc cấp bản sao từ sổ gốc. Ảnh minh họa

    Giá trị pháp lý

    Bản sao chứng thực từ bản chính: Được sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

    Như vậy, bản sao chứng thực từ bản chính được dùng để đối chiếu thay cho bản chính trong các giao dịch. Không có quy định giới hạn về chủ thể có quyền yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính.

    Bản sao từ sổ gốc: Có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nói cách khác, bản sao từ sổ gốc được dùng như bản chính.

    Theo Thư viện pháp luật, về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị không thời hạn.

    Tuy nhiên, trong thực tế, bản sao được công chứng, chứng thực có thể chia thành hai loại, đó là:

    Bản sao có giá trị không thời hạn: Bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô… có giá trị không thời hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.

    Bản sao có thời hạn nhất định: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.

    Ngoài ra, người thụ lý có quyền yêu cầu đương sự xuất trình bản gốc để đối chiếu chứ không có quyền yêu cầu nộp bản sao mới.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ban-sao-chung-thuc-va-ban-sao-tu-so-goc-khac-nhau-ra-sao-a278783.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan