+Aa-
    Zalo

    Bài học lớn trong công tác bổ nhiệm cán bộ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bồi dưỡng thế hệ trẻ là trách nhiệm của các ngành, các cấp, đặc biệt việc chọn cán bộ trẻ phải thực sự là tinh hoa chứ không bổ nhiệm kiểu “chín non, chín ép”,

    Bồi dưỡng thế hệ trẻ là trách nhiệm của các ngành, các cấp, đặc biệt việc chọn cán bộ trẻ phải thực sự là tinh hoa chứ không bổ nhiệm kiểu “chín non, chín ép”, ông Trần Ngọc Vinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIII TP.Hải Phòng nêu quan điểm.

    Trao đổi với PV, ông Trần Ngọc Vinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIII TP.Hải Phòng nhận định: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ là trách nhiệm của các ngành, các cấp, đặc biệt việc chọn cán bộ trẻ phải thực sự là tinh hoa chứ không bổ nhiệm kiểu “chín non, chín ép”. Theo tôi, cần xóa bỏ cơ chế tuyển dụng theo công thức 4 ệ (quan hệ, tiền tệ, hậu duệ, trí tuệ) và 5c (con cháu các cụ cả).

    Vừa qua, chúng ta cũng đã chọn được một số cán bộ trẻ đảm nhiệm những vị trí quan trọng, thế nhưng trong quá trình công tác đã lộ rõ sự bất cập. Đặc biệt, với cán bộ cấp cao của Đảng như trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh vừa được bổ nhiệm gần 2 năm đã bị cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho thôi giữ chức Ủy viên Trung ương là điều thật đáng tiếc trong công tác cán bộ.

    Khi mới nhận chức, nhiều người hy vọng ông Nguyễn Xuân Anh là “hạt giống đỏ”, nói đi đôi với làm, là cán bộ trẻ tâm huyết nhưng chỉ một thời gian ngắn đã có biểu hiện tha hóa”.

    Chính trị - Xã hội - Bài học lớn trong công tác bổ nhiệm cán bộ

    Ông Trần Ngọc Vinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIII TP.Hải Phòng.

    Cũng theo ông Vinh, trong công tác cán bộ, “mở đường” cho cán bộ trẻ là việc nên làm nhưng phải làm sao chọn đúng người, đủ tài, đủ tâm. Khi bổ nhiệm cán bộ trẻ, chúng ta cần giám sát, theo dõi chặt chẽ xem cán bộ đó phấn đấu, rèn giũa như thế nào để kịp thời uốn nắn, bồi dưỡng thêm.

    “Từ hiện tượng của ông Nguyễn Xuân Anh, theo tôi, chúng ta cần nghĩ đến vấn đề có tính phổ quát hơn, đó là kiểm soát quyền lực, ngăn chặn sự yếu kém, tha hóa của cán bộ, nhằm tránh gây ra những thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân. Cán bộ trẻ không chịu phấn đấu vươn lên mà có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lợi dụng chức vụ làm tổn hại đến uy tín của Đảng thì thật là điều đáng buồn.

    Một cán bộ trẻ mà con đường thăng tiến quá nhanh, dễ dàng; không vượt qua được cám dỗ vật chất cũng như quyền lực tập trung trong tay (vừa làm Bí thư vừa làm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân-PV) thì rất dễ lạm quyền, lấn sân”, ông Vinh nêu quan điểm.

    Cũng theo ông Vinh, công tác giám sát cán bộ, kiểm soát quyền lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đặc biệt với cán bộ trẻ. Nơi nào thiếu kiểm soát, giám sát quyền lực, lơ là trong công tác cán bộ là nơi đó xảy ra thiệt hại lớn cho Nhà nước. Đã có nhiều trường hợp bổ nhiệm sai nhưng vẫn núp bóng đúng quy trình. Đã có nhiều vụ việc làm trái quy định Nhà nước, gây thất thoát lãng phí trầm trọng ở nhiều dự án.

    “Những sai phạm của từng cá nhân, tổ chức đã và đang được xử lý nghiêm minh, nhưng theo tôi một việc quan trọng hơn nữa là phải giải quyết được vấn đề mang tính hệ thống, để cán bộ không thể lạm quyền và không dám lạm quyền”, ông Vinh nhấn mạnh.

    Phó trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIII TP.Hải Phòng cũng nêu quan điểm, trong công tác cán bộ, khi một cán bộ, địa phương có những dư luận không tốt, cần phải tiến hành rà soát, giám sát kiểm tra, tránh để những sai phạm kéo dài cả quá trình gây mất lòng tin trong dư luận. Tuy nhiên, công tác giám sát, kiểm tra phải mang tính độc lập mới có thể phát hiện, xử lý triệt để sai phạm.

     Hương Lan

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bai-hoc-lon-trong-cong-tac-bo-nhiem-can-bo-a204574.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan