30 năm trước, Liên Xô đã tiến hành vụ thử hạt nhân cuối cùng trước khi tan rã vào năm 1991.
Hình ảnh từ một vụ nổ do bom Sa hoàng, siêu bom mạnh nhất từng do con người tạo ra. |
Vụ thử này được tiến hành dưới lòng đất vào ngày 24/10/1990, với 8 điện tích với tổng công suất 70 kiloton tại bãi thử Novaya Zemlya (hay còn gọi là Vật thể 700), quần đảo nằm ở phía Bắc Liên Xô, thuộc Bắc Băng Dương.
Dữ liệu công bố chính thức sau đó cho thấy, đã có tổng cộng 715 vụ thử hạt nhân được Liên Xô tiến hành, trong đó 468 vụ xảy ra tại bãi thử Semipalatinsk (khu vực phía Đông Kazakhstan).
Chỉ có 132 vụ nổ diễn ra tại bãi thử Novaya Zemlya, tuy nhiên tổng sức công phá của chúng lại chiếm tới 94% tổng chỉ số công phá bom hạt nhân trong suốt 70 năm lịch sử Liên bàn Xô Viết.
Điều này được cho là không có gì bất ngờ, bởi vào ngày 30/10/1961, quả bom mạnh nhất lịch sử nhân loại có tên là Sa Hoàng (AN602) hay còn gọi là "Mẹ của Kuzkina", đã được kích nổ tại bãi thử Novaya Zemlya.
Vị trí bãi thử Novaya Zemlya nằm ở phía Bắc Liên Xô. |
Ngoài ra, bãi thử Novaya Zemlya cũng là nơi diễn ra nhiều vụ thử hạt nhân ở trên mặt đất, dưới lòng đất, trên không và dưới nước.
Tuy nhiên đến năm 1962, các vụ thử chỉ được tiến hành dưới lòng đất hoặc trong không gian do lo ngại các rủi ro tác động tới môi trường.
Đến năm 1963, Liên Xô, Mỹ và Anh đã ký Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, không gian vũ trụ và dưới nước.
Do đó, vụ thử hạt nhân cuối cùng của Liên Xô năm 1990 chỉ có thể tiến hành dưới lòng đất. Trên thực tế, vụ thử này đã được chuẩn bị vào cuối năm 1989, nhưng nhiều lần bị hoãn lại do bối cảnh khó khăn lúc bấy giờ.
Các vụ thử hạt nhân gây ra gây ra nhiều rủi ro tới môi trường. |
Sau khi Liên Xô bước vào thời kỳ Đổi mới cuối thập nhiên 1980, các đối tác của Moscow kiên quyết yêu cầu chấm dứt các vụ thử hạt nhân và chạy đua vũ trang nói chung, đồng thời hứa hẹn sẽ đầu tư tài chính phát triển kinh tế.
Hơn nữa, các vụ thử hạt nhân trên Novaya Zemlya đã được công chúng biết đến do kết quả của chính sách công khai vào giai đoạn này. Điều đó khiến các bãi thử hạt nhân được kiểm soát chặt chẽ, thêm vào đó là những quan ngại sau vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
Tuy nhiên đến năm 1990, Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nguyên tử và Công nghiệp Viktor Mikhailov báo cáo với các đại biểu của Xô Viết Tối cao rằng công tác chuẩn bị cho vụ thử nghiệm diễn ra ở Novaya Zemlya trong điều kiện băng phiến sâu dưới mặt đất, đã được kéo dài hơn 1 năm.
Các chuyên gia rất lo lắng về tình trạng của thiết bị hạt nhân, khi thời hạn bảo hành của thiết bị sắp kết thúc. Trong trường hợp thử nghiệm tiếp tục bị trì hoãn, bản thân vụ nổ hạt nhân có thể xảy ra bất ngờ, không lường trước được.
Do đó, Ủy ban Nhà nước của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô về các vấn đề quân sự-công nghiệp đã cho phép thực hiện vụ thử trên.
Điều khó khăn nhất đối với đội ngũ chuyên gia hạt nhân Liên Xô lúc bấy giờ là điều kiện thời tiết phù hợp, bởi trong trường hợp các hạt phóng xạ nổi lên trên bề mặt, việc bị gió thổi bay đi là rất nguy hiểm.
Cuối cùng, vào ngày 24/10/1990, thông tin dự báo thời tiết thuận lợi, và vụ nổ diễn ra thành công vào lúc 17h59 mà không xảy ra trường hợp phóng xạ nổi trên bề mặt.
Hình ảnh mô phỏng kích thước thật của bom Sa hoàng. |
Vào ngày thứ hai sau vụ nổ, đại diện của các phương tiện truyền thông và các nhà khoa học đã được phép vào bãi thử, những người đã có thể tự mình đảm bảo rằng ngay cả cách tâm vụ nổ vài chục mét mức bức xạ cũng không vượt quá 25 microroentgens mỗi giờ.
Kể từ đó, không có thêm bất kỳ một vụ nổ hạt nhân nào được thực hiện ở Liên Xô và cả Nga sau này.
Về bãi thử Novaya Zemlya, hiện vẫn được duy trì trong tình trạng hoạt động nhằm phục vụ cho các nổ phi hạt nhân.
Hoa Vũ (T/h)