+Aa-
    Zalo

    (Bài 7) Bắc Từ Liêm, Hà Nội: Thấy gì từ công tác quản lý đất đai tại phường Xuân Đỉnh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mặc dù không có diện tích đất ven sông như một số phường trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm nhưng tình trạng vi phạm về đất đai, tài nguyên môi trường tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cũng diễn biến phức tạp không kém Thượng Cát hay Liên Mạc mà Đời sống và Pháp luật thông tin trước đó.

    Phường Xuân Đỉnh được thành lập ngày 27/12/2013, nằm ở phía Đông Bắc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội. Phường có diện tích 3,52 km². Do mới thành lập từ xã Xuân Đỉnh nên trên địa bàn phường Xuân Đỉnh diện tích đất nông nghiệp vẫn còn khá nhiều. Kèm theo đó là một số thùng đấu, ao hồ vẫn tồn tại trên địa bàn phường.

    Có thể nói, trước đây phường Xuân Đỉnh đã có những xử lý nghiêm khắc khi một nguyên lãnh đạo thời kỳ trước của địa phương này đã bị khởi tố do liên quan đến công tác quản lý đất đai. Tưởng chừng việc xử lý những cán bộ vi phạm pháp luật trong công tác quản lý trên địa bàn phường sẽ có tác động, răn đe nhiều cá nhân, tổ chức có ý định vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo điều tra của PV, hiện trên địa bàn phường Xuân Đỉnh, công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường lại phát sinh nhiều vấn đề.

    Có mặt tại khu vực ngõ 256, đường Xuân Đỉnh, nơi mà người dân phản ánh về tình trạng nhiều đối tượng vận chuyển tập kết phế thải trong suốt một thời gian dài, sau đó sử dụng số phế thải này để lấp dần diện tích đất ao thùng tại đây.

    test01022912still037
    Khu vực ngõ 256, đường Xuân Đỉnh, tình trạng nhiều đối tượng vận chuyển tập kết phế thải thời gian dài.

    Ghi nhận nhanh, khu đất này rộng cả ngàn m2 được quây tôn kéo dài. Phía trong có một số nhà xưởng lợp có người sinh sống. Trước cửa ra vào còn được lắp cả barie kiểm soát. 

    Từ trên cao có thể thấy hình ảnh khu đất đã bị san lấp bằng nhiều loại phế thải xây dựng. Có dấu hiệu làm biến dạng đất, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do chất thải được tập kết san lấp không được xử lý đúng quy trình mà các cơ quan chuyên môn đưa ra.

    Với khối lượng lớn phế thải được đổ trong thời gian dài nhưng không bị các cơ quan chức năng phường Xuân Đỉnh ngăn chặn, xử lý khiến dư luận đặt nghi vấn về việc buông lỏng quản lý của UBND phường. Qua tìm hiểu của phóng viên, địa điểm trên không được UBND TP Hà Nội cho phép làm điểm tập kết xử lý phân loại phế thải và cũng chưa có quy hoạch làm bãi tập kết phế thải.

    Ngoài tình trạng kể trên, nơi đây còn có dấu hiệu lấn chiếm đất. Quá trình tìm hiểu được biết, nhiều vị trí là đất nông nghiệp trên địa bàn Xuân Đỉnh bỗng dưng biến thành siêu thị điện máy, showroom bán hàng từ nhiều năm nay. Một số chỗ lại biến thành loạt nhà xưởng, trạm đúc bê tông sản xuất cả ngày lẫn đêm gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân. Tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm qua.

    Dọc tuyến phố Tân Xuân mấy năm trở lại đây, nhiều đơn vị đã ngang nhiên xây dựng nhà xưởng, nhà tạm, ki-ốt cho thuê kinh doanh. Đặc biệt, nằm giữa khu dân cư nhưng lại xuất hiện trạm đúc bê tông, gara sửa chữa máy cẩu nên thường xuyên tạo tiếng ồn lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân sinh sống gần khu vực này. Đồng thời, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ mất an toàn tại đây.

    test01014520still035
    Nhiều đơn vị đã ngang nhiên xây dựng nhà xưởng, nhà tạm, ki-ốt cho thuê kinh doanh.

    Trao đổi với Đời sống và Pháp luật, lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bắc Từ Liêm cho biết, đơn vị này đã nắm được một số vi phạm mà Đời sống và Pháp luật thông tin. Đơn vị này cũng đã có văn bản đề nghị UBND phường Xuân Đỉnh rà soát, lập hồ sơ xử lý theo quy định. 

    Tại vị trí ngõ 256 đường Xuân Đỉnh, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bắc Từ Liêm đã chỉ ra một số vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng, vi phạm pháp luật về đất đai. Phòng đã đề nghị UBND phường Xuân Đỉnh xử lý và báo cáo kết quả về UBND quận. Ngoài ra, còn đề nghị UBND phường thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện ngăn chặn vi phạm không để phát sinh vi phạm.

    Dù hiện trạng còn tồn tại nhiều bất cập, vi phạm trên địa bàn trong công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường nhưng theo tài liệu mà phóng viên thu thập được, phía UBND phường lại khẳng định đã tăng cường kiểm tra giám sát và phát hiện, thiết lập hồ sơ, ngăn chặn xử lý các vụ việc vi phạm. Thiết nghĩ, UBND phường Xuân Đỉnh nên tuyên truyền để chính những người dân sinh sống trên địa bàn có thể thông báo về hiện trạng vi phạm có lẽ sẽ có sự kịp thời hơn trong quá trình rà soát.

    Đời sống và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin trong phóng sự sau.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bai-7-bac-tu-liem-ha-noi-thay-gi-tu-cong-tac-quan-ly-dat-dai-tai-phuong-xuan-dinh-a542336.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    (Bài 5) Bắc Từ Liêm, Hà Nội: Lãnh đạo Hạt quản lý Đê điều “quên” báo cáo việc tập kết cát trái phép tại phường Liên Mạc

    (Bài 5) Bắc Từ Liêm, Hà Nội: Lãnh đạo Hạt quản lý Đê điều “quên” báo cáo việc tập kết cát trái phép tại phường Liên Mạc

    Nhanh chóng vào cuộc sau phản ánh của báo chí liên quan đến việc tập kết cát, đào bới ven đê trái phép ở phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, thế nhưng Hạt Quản lý đê điều quận Bắc Từ Liêm cũng nhanh chóng quên việc lập biên bản liên quan đến nội dung này. Đồng thời “quên” luôn việc báo cáo tình trạng vi phạm cho Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội.

    Bài 2 - Bắc Từ Liêm (Hà Nội) : 24 triệu đồng cho vụ chiếm gần 1.000m2 đất công. Ai sợ?

    Bài 2 - Bắc Từ Liêm (Hà Nội) : 24 triệu đồng cho vụ chiếm gần 1.000m2 đất công. Ai sợ?

    Mặc dù hành vi lấn chiếm đất công tại quận Bắc Từ Liêm đã được chỉ rõ, nhưng không hiểu vì lý do gì, UBND quận này chỉ áp dụng Nghị định số 104/2017/NĐ-CP, ngày 14/9/2017 của Chính Phủ, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; đê điều.