Như Đời sống và Pháp luật đã thông tin trong phóng sự "Báo động công tác quản lý đất đai của UBND phường Liên Mạc", phóng sự phản ánh hành vi tự ý đào đất ven đê, tập kết trái phép hàng loạt núi cát và sự biến mất của một số bãi nổi tại khu vực Yên Nội 1 phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm. Điều đáng nói trước đó khu vực vi phạm trên đã bị UBND TP Hà Nội xử phạt rất nghiêm. Phóng sự còn chỉ ra nhiều bất cập trong công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường của một số cơ quan chức năng quận Bắc Từ Liêm và đã nhận được sự quan tâm của bạn đọc và người dân địa phương trong việc tuyên truyền, xử lý các vi phạm pháp luật.
Lãnh đạo Hạt quản lý Đê điều quên báo cáo vi phạm
Trước đó, sau khi nhận được thông tin của Đời sống và Pháp luật về những trường hợp tự ý tập kết VLXD, đào bới đất bãi ven sông Hồng tại tổ dân phố Yên Nội 1, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, ngày 06/4, lãnh đạo Hạt quản lý Đê điều quận này đã nhanh chóng xuống kiểm tra thực địa cùng phóng viên Tòa soạn Đời sống và Pháp luật.
Tại đây, lãnh đạo của Hạt quản lý Đê điều cũng đã tiến hành ghi nhận và chụp ảnh khu vực vi phạm. Ông Hoàng Tất Thành, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều quận Bắc Từ Liêm cho biết chỗ tập kết cát hiện nay trước đây đã từng bị xử phạt. Về nội dung này, đơn vị sẽ trao đổi lại với phía UBND phường Liên Mạc để có biện pháp xử lý.
Ngay trong ngày, Hạt Quản lý Đê điều quận Bắc Từ Liêm đã có văn bản do ông Phạm Ngọc Dũng, Phó Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều quận Bắc Từ Liêm ký tên gửi UBND phường Liên Mạc. Văn bản chỉ ra một số tình trạng vi phạm trong lĩnh vực đê điều và đề nghị UBND phường Liên Mạc có biện pháp xử lý.
Thế nhưng trong văn bản gửi phường Liên Mạc, đơn vị này lại bỏ qua, không hề nhắc đến hành vi tập kết của những núi cát không rõ nguồn gốc đang án ngữ sừng sững ven đê sông Hồng, cũng như không đả động đến vấn nạn đào bới làm biến dạng khu vực ven đê, nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của một số bãi nổi trên sông Hồng.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, ông Hoàng Tất Thành, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều quận Bắc Từ Liêm lấy lý do đơn vị này sơ suất “quên mất” không đưa nội dung đó vào văn bản gửi phường và sẽ cho kiểm tra lại… Ông Thành cho biết, đến nay phía đơn vị này vẫn chưa có báo cáo cho Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội sự việc liên quan do chưa thiết lập được hồ sơ...
Như vậy, chỉ sau ít giờ ghi nhận thực địa khu vực vi phạm cùng phóng viên, lãnh đạo Hạt Quản lý đê điều đã vội vàng quên luôn hành vi vi phạm khi làm văn bản gửi UBND phường Liên Mạc đồng thời quên luôn việc phải tham mưu báo cáo cấp trên về tình trạng vi phạm trên địa bàn mình quản lý.
Với cách quản lý làm trước quên sau của Hạt Quản lý đê điều quận Bắc Từ Liêm đã khiến cho tình hình đe dọa an toàn đê điều khu vực do đơn vị này quản lý diễn biến phức tạp. Trong những năm gần đây tỷ lệ xâm lấn, tập kết trái phép VLXD và đào bới đất ven đê ở đây cũng có chiều hướng gia tăng khó kiểm soát.
Đề nghị Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội cần vào cuộc làm rõ những thông tin trên và xem xét trách nhiệm của Hạt Quản lý đê điều quận Bắc Từ Liêm trong việc quản lý địa bàn. Qua đó, tăng cường chỉ đạo công tác quản lý, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi mùa mưa bão sắp đến. Cùng với đó, cần tổ chức kiểm tra lại sức khỏe của những cán bộ phụ trách địa bàn để bố trí những cán bộ có năng lực, sức khoẻ tốt để đảm nhận trọng trách và nhiệm vụ được giao.
Ngày 05/10/2020 UBND Tp Hà Nội có Quyết định số 4472 /QĐ-UBND về việc đổi tên Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt bão Hà Nội thành Chi cục Phòng, chống thiên tại Hà Nội.
Nhiệm vụ, quyền hạn:
Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo. trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, phương án, chiến lược, chỉ thị, quyết định, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế-kỹ thuật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; phương án ứng phó thiên tai cấp Thành phố; biện pháp huy động nguồn lực, vật tư, phương tiện để hộ đê, phòng, chống thiên tai; biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ khẩn cấp; hỗ trợ trung hạn, dài hạn.
Thực hiện, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, phương án, chiến lược, chỉ thị, quyết định, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế-kỹ thuật về công tác đê điều, phòng, chống thiên tại,
Tổ chức thông tin, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, 4. Tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về lĩnh vực đê điều và phòng, chống thiên tai trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật. 5, Về phòng, chống thiên tại
Tổ chức đánh giá hiện trạng công trình để điều; xây dựng phương án kỹ thuật hộ đê; biện pháp kỹ thuật xử lý sự cố để điều; đề xuất các giải pháp huy động các nguồn lực để ứng cứu hộ để và bảo vệ đê điều
Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thỏa thuận, cấp phép hoạt động liên quan đến để điều theo quy định của Luật Đê điều, lập hồ sơ trình phân cấp đê trên địa bàn Thành phố; hướng dẫn các địa phương tổ chức lực lượng quản lý để nhân dân;
Kiểm tra, phát hiện, phổi hợp với chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn, xử lý vi phạm Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tại
Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về lĩnh vực đê điều và PCTT theo quy định của pháp luật; tiếp công dân; giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo thẩm quyền.
Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Phòng chống thiên tại.