+Aa-
    Zalo

    Bác Sỹ dinh dưỡng tư vấn cách nuôi con khỏe toàn diện

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hiểu được khó khăn của các mẹ trên hành trình chăm con đặc biệt là con biếng ăn, ốm vặt, Bác Sỹ Lê Bạch Mai nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia chia sẻ.

    Hiểu được khó khăn của các mẹ trên hành trình chăm con đặc biệt là con biếng ăn, ốm vặt, Bác Sỹ Lê Bạch Mai nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chăm con khoa học nhất các mẹ hãy tham khảo nhé.

    1. Bé 2 tuổi ăn ngậm phải làm sao để khắc phục hiệu quả?

    Câu hỏi: “Bé nhà em 2 tuổi mà đến cứ bữa ăn là bé ăn ngậm thì có cách nào để cải thiện sớm tình trạng này không ạ?” – Mẹ Ngọc Hân.

    PGS.TS.BS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia giải đáp:

    Chào mẹ Ngọc Hân!

    Mẹ Ngọc Hân nhận thấy bé có dấu hiệu ngậm thức ăn, điều ấy có nghĩa là bé nhà mẹ biếng ăn. Bởi vì ngậm thức ăn ở trong miệng lâu hơn bình thường, đó chính là một dấu hiệu để minh chứng rằng bé nhà mình biếng ăn.

    • Nếu mẹ để bé ngậm cơm như vậy thì thời gian ăn của bé sẽ lâu, thức ăn đã được tiêu hóa một phần làm cho bé bị tăng đường huyết và làm mất đi cảm giác đói. Chính vì vậy bé sẽ không cảm thấy hứng thú, không cảm nhận được sự ngon miệng của bữa ăn mà mẹ làm cho bé. Và chính những điều ấy dần dần sẽ làm cho bé của mẹ biếng ăn.

    Ăn ngậm là một trong những triệu chứng biếng ăn ở trẻ

    Như vậy để tránh cho bé ăn ngậm thì mẹ sẽ giải quyết bằng cách nào?

    • Thứ nhất, mẹ không nên cho bé ăn những thức ăn mà vượt quá khả năng ăn nhai của bé. Đối với bé 2 tuổi, thức ăn vẫn cần mềm và được cắt thái nhỏ. Mẹ không nên để thức ăn quá cứng khiến bé khó khăn trong việc ăn nhai và chính điều ấy sẽ làm cho bé ngậm thức ăn.

    • Thứ hai, để giúp cho bé không ngậm thì mẹ cho lượng thức ăn của bữa ăn ít thôi, có thể chưa đủ như mẹ mong muốn. Mẹ mong muốn bé phải ăn nhiều hơn nữa nhưng mà thời gian ăn của bé quá dài rồi thì mẹ sẽ cắt đi, mẹ chỉ giữ cho một bữa ăn của bé không quá 30 phút/ 1bữa. Còn nếu bé cần một thời gian dài hơn thì mẹ sẽ không cho bé ăn tiếp nữa để giúp bé có tinh thần tích cực, vui vẻ hơn trong bữa ăn.

    • Thứ ba, khi bé ăn mẹ nên tránh những sự thu hút như cho xem tivi hay xem ipad hoặc smartphone để thu hút sự chú ý của bé vì điều này sẽ làm cho bé mất tập trung đối với bữa ăn, làm cho bé kém hưng phấn. Như vậy thì vô tình bé ngậm cơm là bởi vì bé không nhìn, bé không nghĩ rằng mình đang ăn mà lại nghĩ rằng mình đang xem tivi hay mình đang xem phim hoạt hình, làm cho sự tiết dịch tiêu hóa kém đi, từ đó khiến bé ngậm cơm nhiều hơn. Nếu mẹ thay đổi thì chắc rằng tình trạng ngậm cơm của bé cũng sẽ bớt đi theo.

    • Thứ tư, khi bé ngậm cơm như vậy thì mẹ nên thay đổi cách chế biến, mẹ nên chế biến những món mà bé yêu thích, rồi có thể đa dạng màu sắc, trang trí những hình thù hấp dẫn mà bé thích. Như vậy, bé sẽ không nghĩ rằng mình đang bước vào một bữa ăn, vào một cuộc tranh đấu với mẹ mà bé đang hưởng thụ, đang thực sự cảm nhận những màu sắc mà mình yêu thích, những món ăn mà mình cảm thấy hứng thú và những hình thù mà bé rất yêu thích thì sẽ làm cho bé hứng thú hơn, từ đó sẽ giúp bé khắc phục được tình trạng ngậm ăn.

    Kích thích vị giác của trẻ bằng món ăn trang trí đẹp mắt bởi những hình thù ngộ nghĩnh

    Thế còn sau khi mẹ đã làm tất cả những biện pháp khắc phục như vậy rồi mà bé vẫn còn tiếp tục ngậm ăn thì mẹ có thể cho bé bổ sung những sản phẩm như cốm NutriBaby để tăng cường sự tiêu hóa, bài tiết dịch vị của bé để giúp cho bé ăn ngon miệng hơn.

    Hy vọng rằng bé của mẹ sẽ nhanh chóng hết biếng ăn!

    2. Bé hay nhai núm vú, không chịu bú, đôi khi bị trớ sữa, phải làm sao để giúp bé cải thiện?

    “Chào bác sĩ. Con em từ lúc 2 tháng tuổi đến nay được hơn 4 tháng rồi, mỗi lần cho bú bé cứ nhai núm vú, không chịu bú mặc dù bé đòi bú, đôi khi bé còn bị trớ sữa nữa. Có cách nào để giúp bé cải thiện được tình trạng này không ạ?” – Mẹ Thanh Chuyên.

    PGS.TS.BS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia giải đáp:

    Chào mẹ Thanh Chuyên!

    Mẹ Thanh Chuyên có nói là bé hay nhai núm vú thì không rõ là núm vú của mẹ hay núm vú của bình sữa.

    • Thứ nhất, nguyên nhân dẫn đến bé hay nhai núm vú có thể do lượng sữa của mẹ tiết ra chưa đủ, cho nên không tạo được dòng sữa chảy vào miệng bé để giúp cho bé tạo nên phản xạ nuốt.

    • Thứ hai, cũng rất có thể bé nhà mình ngậm bắt vú chưa đúng cách, chính vì vậy núm vú không tạo nên được sự thoải mái, êm dịu đối với sự chấp nhận núm vú của bé, khiến bé cứ lằn nhằn lằn nhằn (quấy khóc).

    Như vậy có 2 nguyên nhân, có thể do ít sữa hoặc cũng có thể là do tư thế bú, cách cho bú chưa đúng làm cho bé cứ nhai núm vú. Chính vì vậy tôi cũng rất muốn mẹ thay đổi, một là điều chỉnh lại cách cho bé bú của mình để làm sao cho bé bắt vú được ở tư thế tốt nhất. Tư thế bắt vú tốt nhất như sau: nếu bé ngậm vú mẹ thì miệng của bé phải mở rộng ra và cằm của bé phải tì vào bầu vú mẹ, môi của bé phải ngậm gần hết quầng thâm của vú mẹ thì sẽ giúp cho bé bú với lực được khỏe hơn, sữa ra được tốt hơn, chính vì vậy bé sẽ không nhai núm vú nữa.

    Mẹ có nói thêm là bé hay bị trớ sữa. Theo tôi nghĩ trong trường hợp này xảy ra trên cùng một bé thì nguyên nhân do lượng sữa mẹ tiết ra không đủ khó xảy ra hơn, nguyên nhân do bé bú không đúng tư thế dễ xảy ra hơn. Bởi vì khi bé bú không đúng tư thế thì sẽ làm cho bé không bú được lượng sữa cần thiết, do đó sẽ rất dễ khiến bé nhai núm vú. Thứ hai, khi không bú được lượng sữa cần thiết thì tư thế bú không đúng ấy sẽ làm hở miệng, miệng của bé không áp chặt được vào bầu vú mẹ, làm cho bé hít phải khá nhiều không khí, lượng không khí này được đẩy lên sau bữa bú sẽ làm cho bé ợ, trớ ra. Lượng khí ấy sẽ chiếm thể tích dạ dày của bé, làm cho bé bú rất chóng no và rất dễ trớ sau ăn.

    Để khắc phục tình trạng này thì sau khi cho bé bú xong mẹ không nên đặt bé nằm ngay mà nên bế bé ở trên tay trong khoảng 15-20 phút. Hoặc mẹ có thể lấy 1 tay đỡ vào gáy của bé, bế vác bé ở trên bả vai mình, còn tay kia mẹ khum bàn tay lại và vỗ vào lưng của bé, vỗ từ dưới lên trên. Mẹ lưu ý bàn tay phải khum để tạo ra một áp lực bằng hơi giữa lưng bé và bàn tay mẹ, giúp bé đuổi khí ra ngoài tốt hơn sau bữa bú, bé sẽ ợ ra khí đó, nhờ đó sẽ giúp cho bé đỡ bị trớ hơn.

    PGS.TS.BS Lê Bạch Mai đồng hành cùng mẹ trên hành trình chăm con

    Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, trẻ kém hấp thu hay sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).

     Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:

    https://www.facebook.com/nutribaby.vn/https://www.facebook.com/nutribabyplus/

    P.Q

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bac-sy-dinh-duong-tu-van-cach-nuoi-con-khoe-toan-dien-a240139.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan