+Aa-
    Zalo

    Bác sĩ Trần Đức Cung: “Tầm soát sớm giúp giành lợi thế trong cuộc chiến chống lại ung thư cổ tử cung”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc ung thư cổ tử cung tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bởi vậy, tầm soát ung thư chính là phương án hiệu quả để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu về phương pháp này, chị em có nhiều thắc mắc chưa được giải đáp cụ thể.

    Cùng phóng viên ĐS&PL gặp gỡ và trao đổi với bác sĩ Trần Đức Cung - công tác tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, Hà Nội. tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

    anh 1chuan
    Ảnh: NVCC

    Xin chào bác sĩ, được biết ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt từ độ tuổi 30 trở lên. Tầm soát ung thư là một phương pháp hiệu quả để phát hiện bệnh ung thư từ sớm, trước khi bệnh gây ra triệu chứng, vậy theo bác sĩ, đối tượng nên tầm soát ung thư cổ tử cung là ai và thời điểm nào nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung?

    Theo tôi, tất cả chị em phụ nữ đã có sinh hoạt tình dục đều nên tầm soát ung thư cổ tử cung, đặc biệt là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản.

    Sau độ tuổi 21 là có thể bắt đầu tầm soát ung thư. Rất hiếm ca ung thư cổ tử cung xuất hiện ở sau tuổi 21, do đó đối với các bạn đã quan hệ tình dục thì cũng chưa cần sàng lọc ung thư cổ tử cung trước tuổi 21.

    Theo bác sĩ, nên thực hiện tầm soát ung thư bao lâu một lần?

    Với phụ nữ trẻ từ 21 đến 29 tuổi có thể tầm soát bằng sàng lọc tế bào học cổ tử cung mỗi 3 năm 1 lần nếu kết quả bình thường. Với trường hợp từ năm 30 tuổi chúng ta có thể sàng lọc bằng xét nghiệm HPV hoặc xét nghiệm tế bào học hoặc cả 2. Thời gian sàng lọc còn tùy thuộc vào kết quả trước đó của từng bệnh nhân cụ thể.

    anh 21
    Ảnh: NVCC

    Xin bác sĩ hãy chia sẻ phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay?

    Hiện nay trên thế giới tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp xét nghiệm HPV là phổ biến hơn cả. HPV là nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung, và nhiều nghiên cứu cho rằng phân loại nhóm bệnh nhân bằng HPV đem lại hiệu quả cao hơn trong cộng đồng về cải thiện tỷ lệ phát hiện bệnh nhân nguy cơ cao. Tuy nhiên do chi phí HPV ở nước ta thường là cao, do vậy ở nước ta hiện nay vẫn sàng lọc chủ yếu bằng tế bào học cổ tử cung.

    Bác sĩ có gợi ý phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả?

    Việc lựa chọn phương pháp tầm soát nào còn tuỳ điều kiện kinh tế của mỗi bệnh nhân. Với những bệnh nhân trẻ theo quan điểm của tôi thì sàng lọc bằng tế bào học định kỳ vì tính hiệu quả cũng khá tốt và tiết kiệm chi phí. Đương nhiên với những người có điều kiện thì có thể làm xét nghiệm HPV, với những bệnh nhân HPV và tế bào học cùng bình thường thì thời gian lặp lại sàng lọc có thể lên đến 5 năm.

    anh 3
    Ảnh: NVCC

    Theo anh, vì sao nên sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm?

    Ung thư cổ tử cung là căn bệnh cực kỳ thường gặp ở nữ. Theo WHO, năm 2020 có đến hơn 300 ngàn người tử vong do căn bệnh này, và Đông Nam Á là khu vực mắc bệnh cực kỳ cao. Tuy nhiên ung thư cổ tử cung muốn phát triển được thì sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn và nếu cẩn thận sàng lọc định kỳ thì chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện ở những giai đoạn “tiền ung thư” và xử lý điều trị sớm để không tiến triển thành ung thư. 

    anh 4
    Ảnh: NVCC

    Những lưu ý sau sau khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

    Bệnh nhân nên chọn những cơ sở uy tín đề tiến hành tầm soát ung thư được hiệu quả. Nếu kết quả tầm soát ung thư bình thường thì các bạn vẫn nên thăm khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp tầm soát ung thư có bất thường thì các bạn cũng không cần quá lo lắng mà chúng ta nên bình tĩnh để giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

    anh 5
    Ảnh: NVCC

    Được biết đến là một bác sĩ “triệu like” với rất nhiều video, bài viết về kiến thức sức khỏe cho chị em trên mạng xã hội, bác sĩ có thể chia sẻ lý do vì sao mình lại lựa chọn con đường này?

    Nhiều người vẫn tưởng tôi là tín đồ công nghệ lâu năm nhưng thực ra tôi tiếp cận với mạng xã hội rất muộn. Tôi nhận thấy thời gian mọi người dành cho mạng xã hội bây giờ tương đối nhiều. Thêm nữa, kiến thức y học thường thức của người dân mình nói chung vẫn chưa cao. Chính những yếu tố đó đã tạo động lực để tôi bén duyên với việc chia sẻ những thông tin y học đều đặn trên mạng xã hội, với mong muốn góp phần nhỏ sức mình nâng cao sức khỏe cộng đồng.

    Bác sĩ đã có những kênh chia sẻ thông tin sức khỏe nào trên các nền tảng mạng xã hội và trong tương lai, bác sĩ có dự định phát triển thêm những nội dung nào không?

    Hiện tại, về cơ bản tôi đã phát triển đầy đủ các kênh như Fanpage cá nhân, kênh TikTok và kênh Youtube mang tên Bác sĩ Cung để chia sẻ kiến thức phòng bệnh và sàng lọc sớm ung thư đến cộng đồng. Tới đây, tôi sẽ tập trung phát triển các video chia sẻ kiến thức về tầm soát ung thư cổ tử cung trên nền tảng Youtube và TikTok.

    Xin cảm ơn bác sĩ vì những thông tin chia sẻ rất hữu ích!

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bac-si-tran-duc-cung-tam-soat-som-giup-gianh-loi-the-trong-cuoc-chien-chong-lai-ung-thu-co-tu-cung-a591516.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan