+Aa-
    Zalo

    Bác sĩ, nhà giáo U80 hết lòng vì trẻ em khuyết tật

    • DSPL

    (ĐS&PL) - 18 năm đứng mũi chịu sào, chèo lái Trung tâm Hy vọng; bác sĩ, nhà giáo Đỗ Thúy Nga luôn ghé vai cùng gánh nặng của các gia đình có con khuyết tật trí tuệ.

    18 năm đứng mũi chịu sào, chèo lái Trung tâm Hy vọng; bác sĩ, nhà giáo Đỗ Thúy Nga luôn ghé vai cùng gánh nặng của các gia đình có con khuyết tật trí tuệ.

    Theo thông tin từ Giáo dục Việt Nam, học ngành y, 10 năm làm bác sĩ nhi khoa, bà Thúy Nga từng điều trị những trẻ bị viêm màng não nên bà thấu hiểu nỗi vất vả, nỗi đau của nhiều gia đình khi có con thiểu năng trí tuệ.

    Càng ngày, bà càng thấu cảm hơn với những ông bố, bà mẹ của đứa trẻ khiếm khuyết. Đó cũng là lý do sau khi về hưu, bà mở Trung tâm Hy vọng này.

    Từ 3 giáo viên và 6 cháu ban đầu, tính đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận, giúp đỡ, rèn kỹ năng, dạy học cho gần 600 đứa trẻ. Các cháu không chỉ ở Hà Nội, mà phụ huynh khắp các tỉnh cũng tìm về nhờ bà Nga và các cô ở Trung tâm giúp đỡ. Không ít cháu, sau qua quá trình can thiệp đã trưởng thành và có được cuộc sống ổn định, xây dựng gia đình, tự nuôi sống bản thân…

    Bác sĩ Đỗ Thúy Nga và các cháu nhỏ của Trung tâm Hy Vọng. Ảnh: Quân đội Nhân dân

    Bà Đỗ Thúy Nga tâm sự: Nuôi 10 trẻ bình thường không vất vả bằng 1 trẻ khuyết tật. Những hành vi của trẻ làm các bậc cha mẹ lo lắng, đau đầu, như: Đập đầu, cào cấu, đập phá... Những trẻ như vậy rất cần môi trường để chơi, vỗ về trẻ. Có gia đình dành cho trẻ một phòng trống, nhưng nhiều gia đình không có điều kiện.

    Nhiều bà, nhiều cô giữ trẻ cũng nói: "Tôi cố gắng hết sức nhưng cháu cắn bầm dập hết cả tay, chân tôi rồi". Vì thế, kiên trì là yêu cầu đầu tiên với các giáo viên ở trung tâm này.

    Họ không chỉ cần bằng cấp về sư phạm, mà phải có tấm lòng yêu trẻ, yêu như chính con mình đẻ ra”.

    Chung sức với bà Đỗ Thúy Nga, còn có hơn 20 cán bộ, giáo viên cùng rất nhiều tình nguyện viên trong nước và quốc tế.

    Quân đội nhân dân cho biết thêm, có bất kì cơ hội nào để các cháu được có những hoạt động ngoài cộng đồng, bà Nga đều tận dụng và tìm mọi cách.

    "Dường như có những hoạt động bình thường với một trẻ khác, thì lại rất khó khăn với trẻ chậm phát triển. Có khi để trẻ cất tiếng gọi "mẹ"-một từ vô cùng đơn giản mà trẻ bình thường có thể phát âm từ khi 7-8 tháng tuổi, nhưng các bà mẹ phải chờ đợi suốt 2-3 năm.... "Thậm chí có trẻ 4-5 tuổi mới gọi được: "Mẹ ơi". Khi đó, không chỉ người mẹ khóc, mà chúng tôi cũng khóc theo. Tôi coi đó là phần thưởng vô giá với bản thân mình và đối với các cô giáo ở đây", bác sĩ Đỗ Thúy Nga tâm sự.

    Những chuyển biến tích cực của các con khiến nhiều bậc cha mẹ mừng rơi nước mắt. Còn với bác sĩ Đỗ Thúy Nga, là một người mẹ và cũng vì hạnh phúc của nhiều bà mẹ khác mà bà đã gắn bó với công việc vất vả và nhiều thách thức này. Bà bảo rằng, đã trải qua công việc ở lâm sàng nhi, từng điều trị những trẻ bị viêm màng não nên bà thấu hiểu nỗi vất vả, nỗi đau của nhiều gia đình khi có con thiểu năng trí tuệ.

    Khi nghỉ hưu, bà xác định đây là món nợ phải trả cho cuộc đời, chia sẻ gánh nặng với các gia đình, giảm bớt những khuyết tật của trẻ. "Các bé như những mảnh trăng khuyết và trách nhiệm của chúng ta làm cho chúng trở thành vầng trăng tròn hơn, bớt đi những thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bac-si-nha-giao-u80-het-long-vi-tre-em-khuyet-tat-a330384.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan