+Aa-
    Zalo

    Bác sĩ ngỡ ngàng phát hiện đầu bàn chải điện trong dạ dày bé trai 9 tuổi

    (ĐS&PL) - Kết quả chụp X-quang cho thấy đầu bàn chải mắc vào dạ dày bé trai, nếu không được lấy ra kịp thời thì có khả năng gây tắc ruột dẫn đến tử vong.

    Theo New York Post, sự việc hi hữu xảy ra tại Mecca (Saudi Arabia). Một bé trai 9 tuổi được cho là đã vô tình nuốt phải đầu bàn chải điện trong lúc đánh răng. Sau khi phát hiện sự việc, người mẹ vội vàng đưa con trai đến Bệnh viện Phụ sản và Nhi đồng Mecca.

    Kết quả chụp X-quang ở bệnh viện cho thấy đầu bàn chải đã mắc vào dạ dày bé trai, có khả năng gây tắc ruột dẫn đến tử vong nếu không được lấy ra kịp thời. Rất may, các bác sĩ phẫu thuật đã loại bỏ dị vật bằng phương pháp nội soi.

    bac si ngo ngang phat hien dau ban chai dien trong da day be trai 9 tuoi
    Bé trai 9 tuổi được cho là đã vô tình nuốt phải đầu bàn chải điện trong lúc đánh răng.

    Quá trình phẫu thuật kéo dài 20 phút. Sau đó, cậu bé đã được xuất viện, được cho là đang hồi phục tốt. Được biết, đây không phải lần đầu tiên có người vô tình nuốt phải dị vật khó tin. Hồi năm 2020, bé trai 7 tuổi ở Georgia (Mỹ) được đưa đến bệnh viện sau khi nuốt phải chiếc AirPod mà cậu được tặng như một món quà Giáng sinh.

    Cách đây không lâu, các bác sĩ ở Ấn Độ cũng vừa tiến hành phẫu thuật lấy dị vật là 187 đồng tiền xu với cân nặng 1,2kg ra khỏi dạ dày của một nam bệnh nhân. Cụ thể, tờ India Today đưa tin, ông Dyamappa Harijan (58 tuổi) được gia đình đưa đến Bệnh viện HSK ở thị xã Bagalkote (bang Karnataka, Ấn độ) thăm khám do thường xuyên kêu đau bụng và buồn nôn.

    Tiến hành chụp X-quang, các bác sĩ vô cùng kinh ngạc khi thấy những vật thể tròn nhỏ, trông giống như đồng xu trong dạ dày bệnh nhân. Để chắc chắn hơn, họ tiếp tục nội soi và xác định có rất nhiều đồng tiền xu trong bụng người bệnh.

    Theo chia sẻ, ông Dyamappa mắc bệnh tâm thần phân liệt, không kiểm soát được suy nghĩ và hành động của bản thân, bị rối loạn ngôn ngữ và hoang tưởng. Người đàn ông đã nuốt rất nhiều đồng xu khi không có người bên cạnh. Người thân chỉ biết chuyện này khi ông đau bụng không chịu nổi và được đưa đến bệnh viện kiểm tra.

    Sau ca phẫu thuật mở thông dạ dày, các bác sĩ lấy ra tổng cộng 187 đồng xu với cân nặng 1,2kg, trong đó có 56 đồng 5 rupee, 51 đồng 2 rupee, 80 đồng 1 rupee. Nhìn những đồng tiền xu được xếp ra bàn, ai nấy đều ngỡ ngàng, không tin một người có thể nuốt toàn bộ số tiền vào bụng.

    Bác sĩ Eshwar Kalburgi – một trong những người tham gia phẫu thuật cho bệnh nhân chia sẻ: “Đây là một trường hợp đầy thử thách. Dạ dày của bệnh nhân phình to lên như một quả bóng bay, những đồng xu nằm ở khắp nơi. Có những đồng 1 rupee, 2 rupee và 5 rupee”.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bac-si-ngo-ngang-phat-hien-dau-ban-chai-dien-trong-da-day-be-trai-9-tuoi-a562297.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Béo phì ở trẻ em: Nhiều hậu quả về thể chất lẫn tâm lý

    Béo phì ở trẻ em: Nhiều hậu quả về thể chất lẫn tâm lý

    Nếu như trước đây suy dinh dưỡng là vấn đề sức khỏe phổ biến thì ngày nay tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam ngày càng gia tăng. Bép phì có thể dẫn tới các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, hô hấp, tiêu hóa, cơ xương, dậy thì sớm…

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Béo phì ở trẻ em: Nhiều hậu quả về thể chất lẫn tâm lý

    Béo phì ở trẻ em: Nhiều hậu quả về thể chất lẫn tâm lý

    Nếu như trước đây suy dinh dưỡng là vấn đề sức khỏe phổ biến thì ngày nay tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam ngày càng gia tăng. Bép phì có thể dẫn tới các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, hô hấp, tiêu hóa, cơ xương, dậy thì sớm…

    Ngăn ngừa, phòng chống béo phì ở trẻ em

    Ngăn ngừa, phòng chống béo phì ở trẻ em

    Điều trị béo phì là công việc khó khăn, ít hiệu quả và rất tốn kém. Chính vì thế cách tốt nhất vẫn là phòng ngừa, không để chứng mập phì, thừa cân xảy ra ở trẻ em.