Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Bác sĩ lý giải nguyên nhân nhiều phụ nữ không hút thuốc lá vẫn mắc ung thư phổi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo chuyên gia về ung thư, những người phụ nữ mắc căn bệnh này thường liên quan 60% đến biểu mô tuyến, sau khi xét nghiệm có đột biến gene.

    Theo chuyên gia về ung thư, những người phụ nữ mắc căn bệnh này thường liên quan 60% đến biểu mô tuyến, sau khi xét nghiệm có đột biến gene.

    Nhiều người không khỏi băn khoăn tại có những phụ nữ trẻ lại mắc ung thư phổi. Bởi lẽ, trong suy nghĩ của nhiều người, ung thư phổi thường hay xuất hiện ở nam giới vì liên quan tới hút nhiều thuốc.

    Trao đổi về vấn đề này, Ths.BS Thân Văn Thịnh, khoa Khám bệnh, bệnh viện Ung bướu cho hay, phụ nữ mắc ung thư phổi khá nhiều.

    Bản thân bác sĩ từng điều trị cho những nữ bệnh nhân 27-29 tuổi mắc căn bệnh này. 

    "Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân thực sự của căn bệnh. Hút thuốc thụ động cũng có thể là một nguyên nhân khiến phụ nữ mắc ung thư phổi, tuy nhiên trên thực tế, người ta nghĩ đến nhiều nguyên nhân khác. Những người phụ nữ mắc căn bệnh này thường liên quan 60% đến biểu mô tuyến sau khi xét nghiệm có đột biến gene. Như vậy, vấn đề liên quan đến gene nhiều hơn, tức thuộc yếu tố cơ địa”, BS. Thịnh cho hay.

    Sức khỏe - Bác sĩ lý giải nguyên nhân nhiều phụ nữ không hút thuốc lá vẫn mắc ung thư phổi

    Ths.BS Thân Văn Thịnh thăm khám cho bệnh nhân.

    Bên cạnh đó, BS. Thịnh cũng cho biết, ung thư phổi có tiên lượng khác nhau, tùy thuộc hai yếu tố là giai đoạn bệnh và thể bệnh.

    Về thể bệnh, ung thư phổi có hai thể là thể ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi tế bào nhỏ tiên lượng xấu hơn so với các ung thư khác và hay có di căn não. Nếu bệnh nhân thuộc thể không tế bào nhỏ sẽ có tiên lượng tốt hơn so với thể còn lại.

    Còn với giai đoạn bệnh, theo Ths. Thịnh, nếu bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn sớm, có thể phẫu thuật sẽ có tiên lượng rất tốt, có thể thêm hàng chục năm. Ngược lại, phát hiện ở giai đoạn không thể phẫu thuật được thì hóa chất, xạ trị.

    “Trong ung thư phổi, nếu người bệnh thuộc thể không tế bào nhỏ và còn ở giai đoạn có thể phẫu thuật là tốt nhất. Nếu không còn phẫu thuật thì đa phần mang tính chất kéo dài, để điều trị triệt để rất khó.

    Tuy nhiên vẫn có những bệnh nhân khi phát hiện đã đến giai đoạn 3, chỉ điều trị hóa chất, nhưng vẫn sống thêm đến nay đã 7 năm", BS. Thịnh nói.

    Trong di căn xương, rất nhiều bệnh nhân vô tình gãy xương hoặc mắc các bệnh xương bệnh lý mới đi khám và phát hiện ung thư phổi. Bệnh nhân thường gãy xương đặc, xương cột sống, xương sườn, chậu… Ngoài việc tổn thương di căn, chúng còn ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của bệnh nhân. 

                                Nguyễn Huệ/Nguoiduatin - Doisong&Phapluat

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bac-si-ly-giai-nguyen-nhan-nhieu-phu-nu-khong-hut-thuoc-la-van-mac-ung-thu-phoi-a241168.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan