+Aa-
    Zalo

    Bà bán bún có 1000 tỷ: Xử lý tranh chấp thế nào hợp lý, vẹn tình?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Cuộc tranh chấp tài sản giữa cô con nuôi và anh em của bà bán bún có khối tài sản hàng 1000 tỷ vẫn chưa có hồi kết thúc khi tỷ phú đột ngột qua đời không để lại

    (ĐSPL) – Cuộc tranh chấp tài sản giữa cô con nuôi và anh em của bà Thạch Kim Phát (sn 1946, quận Tân Phú, TP.HCM), chủ lò bún Hiệp Lợi, có khối tài sản lên đến 1000 tỷ vẫn chưa có hồi kết thúc khi tỷ phú đột ngột qua đời không để lại di chúc.
    Mới đây, TAND TP. HCM mở phiên xử xem xét đơn kiện của ông Hà Xuân (em trai bà Thạch Kim Phát, hiện sinh sống tại Mỹ). Tuy nhiên, do phía bị đơn vắng mặt nên tòa tạm hoãn. Phiên xử dự kiến được mở lại vào ngày 16/7.
    Bất động sản rộng hàng nghìn m2 của bà Phát để lại tại quận Tân Phú (nguồn internet)
    Nội dung vụ việc như sau: Sau khi bà Thạch Kim Phát đột tử (ngày 10/3/2011), người thân đã phát hiện bà này để lại 100 lượng vàng, nhiều kim cương, nữ trang khác, số lượng lớn tiền mặt Việt Nam và 1 triệu USD, 23 cuốn sổ tiết kiệm tại ngân hàng trong đó có nhiều sổ ghi số tiền hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra, bà còn đứng tên nhiều nhà xưởng, đất đai ở quận Tân Phú (TP HCM), tỉnh Bình Dương, Tây Ninh... Ước tính tổng trị 1000 nghìn tỷ đồng.
    Do bà Phát không lập di chúc để định đoạt tài sản của mình nên giữa các anh chị em của bà và con gái nuôi hợp pháp của bà Phát là chị Thạch Hà Huệ Lan (27 tuổi) đã xảy ra tranh chấp tài sản. Anh, em bà Phát cho rằng, trong khối tài sản của bà Phát để lại có tiền của họ từ nước ngoài gửi về nhờ bà Phát cất giữ.
    Ông Hà Xuân cho biết, trước đây có gửi chị gái Thạch Kim Phát giữ hộ số tiền 90.000 USD tại ngân hàng ở Việt Nam. Các giấy tờ liên quan đến khoản tiền gửi đều do bà Phát giữ và chị Lan sau đó đã có cam kết trả lại số tiền này cho ông khi nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên, khi Lan đã làm thủ tục nhận tài sản thừa kế nhưng không thực hiện theo cam kết trước đó nên ông Xuân đã làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa xem xét, buộc trả lại. Vì Ông Xuân đang sinh sống ở Mỹ nên đã ủy quyền cho người em trai là Thạch Vũ Phương tham gia tố tụng.
    Vụ tranh chấp bà bán bún có 1000 tỷ  xuất hiện yếu tố nước ngoài
    Luật sư Lê Văn Thiệp, Trưởng Văn phòng luật sư Toàn Cầu
    Để độc giả hiểu rõ hơn về vụ việc này, báo Đời sống và Pháp luật đã có buổi làm việc với Luật sư Lê Văn Thiệp, Trưởng Văn phòng luật sư Toàn Cầu, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
    Luật sư Thiệp cho biết: “Theo Luật Hôn nhân gia đình tại Điều 2, Điều 34 thì nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi và người con nuôi là chị Thạch Hà Huệ Lan đương nhiên thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự, được hưởng toàn bộ di sản của người chết để lại nếu không bị truất quyền thừa kế theo luật định và được hưởng quyền còn phải kế thừa các nghĩa vụ khác đã xác lập hợp pháp của người để lại di sản”.
    Trong trường hợp những người có quan hệ ruột thịt với bà Phát là anh, chị, em ruột bà Phát cho rằng, đã gửi tiền về Việt Nam nhờ bà Phát giữ hoặc đầu tư đất đai và hiện nay quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại thì đương nhiên họ có quyền khởi kiện đòi tài sản tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 256 Bộ luật dân sự.  Trong vụ án này do có yếu tố nước ngoài nên thẩm quyền thuộc tòa án cấp Tỉnh.
    Luật sư Thiệp nhấn mạnh: “Nếu anh chị em của bà Phát chứng minh được việc gửi tiền về Việt Nam và người nhận là bà Phát xác lập quan hệ gửi giữ tài sản hay đầu tư thì tòa án sẽ xem xét giải quyết theo quy định. Đối với vụ việc đòi tài sản thì không xác định thời hiệu. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh thực tế, việc gửi tiền về quê hương của kiều bào để trở về cố hương khi tuổi cao là khách quan, phổ biến, không trái pháp luật nên các cơ quan tố tụng cũng nên lưu ý”.
    Là luật sư từng tham gia tranh tụng nhiều vụ việc có liên quan đến tranh chấp tài sản trong gia tộc, Luật sư Thiệp chia sẻ: “Về mặt đạo lý thì cả xã hội đều thấy tình cảm tốt đẹp, bao dung, sâu sắc nghĩa tình của gia đình họ Thạch đã chấp nhận đón một đứa trẻ (chị Thạch Hà Huệ Lan - PV) không phải trong dòng tộc về nuôi dưỡng nên người và được thừa kế gia sản khổng lồ như hôm nay. Việc gửi tiền từ nước ngoài, tôi nghĩ là có tính khách quan và liên quan. Trong vụ việc này thì rõ ràng, số tiền mà người thân của bà Phát gửi chỉ là một phần rất nhỏ trong khối tài sản của bà Phát để lại nên dễ được chấp nhận. Bản án như vậy mới phù hợp pháp lý và đạo lý, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Theo quan điểm cá nhân tôi thì người con nuôi nên hòa giải để tránh bị xã hội lên án bởi sự giàu có từ "trên trời rơi xuống" luôn ẩn chứa cả phúc lẫn họa. Tôi nghĩ chị Lan cần cân nhắc thấu đáo và sẵn sàng hi sinh để gia đình thuận hòa". 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ba-ban-bun-co-1000-ty-xu-ly-tranh-chap-the-nao-hop-ly-ven-tinh-a38545.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giả danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Giả danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    (ĐS&PL) - Một đối tượng tự nhận mình là cán bộ ngân hàng nên nhận lời giúp các nạn nhân mua nhà nợ xấu với giá "phải chăng". Sau đó, đối tượng lấy luôn số tiền đặt cọc để trả nợ và tất nhiên cũng không giao nhà cho các nạn nhân...