+Aa-
    Zalo

    ASEAN cân nhắc ra tuyên bố chung về Biển Đông

    • DSPL

    (ĐS&PL) - ASEAN có thể ra tuyên bố chung về Biển Đông sau khi có phán quyết cho vụ Philippines kiện Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền phi lý.\r\n\r\n

    ASEAN có thể ra tuyên bố chung về Biển Đông sau khi có phán quyết cho vụ Philippines kiện Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền phi lý.

    Đó là thông tin từ Giám đốc hợp tác liên khu vực thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia Derry Aman trong bối cảnh có thể chỉ vài ngày nữa là Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở Hà Lan sẽ ra phán quyết cho vụ kiện của Philippines.

    “Là tổ chức dẫn đầu khu vực với nhiều lợi ích ở Biển Đông, sẽ không bình thường nếu ASEAN không đưa ra quan điểm chung”, tờ The Jakarta Post dẫn lời ông Derry phát biểu. Tuy nhiên, ông Derry cũng nhấn mạnh cơ chế hoạt động của ASEAN đòi hỏi tất cả 10 quốc gia thành viên đạt được sự đồng thuận trước khi công bố một lập trường thống nhất về Biển Đông.

    Công trình phi pháp do Trung Quốc xây dựng trên đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: REUTERS.

    Về câu hỏi liệu vấn đề tuyên bố chung có được nêu ra trong cuộc họp đặc biệt giữa các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc diễn ra ở Vân Nam từ ngày 13 - 14.6 hay không, ông Derry cho biết các thành viên trong khối vẫn đang tích cực thảo luận để tiến tới đồng thuận.

    Trung Quốc lâu nay tuyên bố không chấp nhận vụ kiện cũng như phán quyết của PCA và mới đây còn kêu gọi Philippines từ bỏ để quay lại bàn đàm phán song phương. Trong bài viết trên báo Daily Telegraph hôm 11.6, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh tiếp tục thúc giục Manila chấp nhận đàm phán và lên giọng cảnh báo những nước bên ngoài khu vực “chấm dứt đùa với lửa”.

    Cùng ngày 11.6, tổ chức thanh niên Akbayan Youth ở Philippines đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống đắc cử Rodrigo Duterte cương quyết từ chối đàm phán song phương với Trung Quốc và tuân thủ đúng phán quyết sắp tới của PCA.

    Tờ Philippine Daily Inquirer dẫn lời phát ngôn viên Rafaela David của Akbayan Youth lập luận rằng việc Trung Quốc kêu gọi Philippines từ bỏ vụ kiện là “biểu hiện mới nhất về sự bắt nạt của nước này” và vụ kiện là “hy vọng còn lại cuối cùng” để bảo vệ cái gọi là tính toàn vẹn lãnh thổ của Philippines.

    Trước đó, ông Duterte, dự kiến chính thức nhậm chức vào ngày 30.6, đã đưa ra những tuyên bố bị cho là có phần tự mâu thuẫn về vấn đề Biển Đông cũng như quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy, giới quan sát nhận định vẫn chưa thể đánh giá chính xác về phương hướng chính sách ngoại giao và an ninh quốc phòng của nhà lãnh đạo này.

    Giới quan sát nhận định vẫn chưa thể đánh giá chính xác về phương hướng chính sách ngoại giao và an ninh quốc phòng của Tổng thống tân cử Philippines. Ảnh: REUTERS.

    Cùng ngày 11.6, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee phát biểu trên chương trình The Nation thuộc mạng truyền hình TV3 rằng ông mong pháp quyền sẽ thắng thế và khẳng định Trung Quốc nên chấp nhận phán quyết của PCA.

    Cách đây vài ngày, ông Brownlee đã cảnh báo quy mô bồi đắp xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông khiến một số quốc gia bất an và kêu gọi Bắc Kinh có lời giải thích thấu đáo, theo Đài RNZ.

    Theo Văn Khoa

    Nguồn: Thanh niên

    [mecloud]px1Pn2J8gi[/mecloud]
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/asean-can-nhac-ra-tuyen-bo-chung-ve-bien-dong-a134925.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.