+Aa-
    Zalo

    Anh nông dân kiếm 300 triệu nhờ nuôi loài khổng lồ là giống nhập ngoại

    (ĐS&PL) - Nuôi loài khổng lồ là giống nhập ngoại ngay chính quê hương mình, gia đình anh nông dân ở Hòa Bình kiếm 300 triệu đồng sau mỗi lứa thu hoạch.

    Anh nông dân đó là Bùi Văn Xiến, nông dân khu Bãi, thị trấn Bo, huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình). Anh Xiến thành công với mô hình nuôi đà điểu. Đây được coi là mô hình chăn nuôi con đặc sản ngoại mới lạ ở địa phương, bước đầu cho hiệu quả tốt, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định.

    Nuôi gà, lợn vất vả lãi ít chuyển sang nuôi đà điểu lãi "lớn"

    Trước đây, gia đình anh Xiến đầu tư trang trại chăn nuôi gà, lợn, vất vả nhiều năm nhưng lãi chẳng được bao nhiêu bởi giá con giống, thức ăn ngày càng tăng.

    Trong khi chăn nuôi gà, lợn thường gặp khó khăn do dịch bệnh và giá cả bấp bênh, anh Xiến đã tìm thấy cơ hội mới từ việc nuôi đà điểu.

    Cụ thể, đầu năm 2018, trong một chuyến tham quan trang trại nuôi đà điểu tại huyện Ba Vì (Hà Nội), anh Xiến đã bị cuốn hút bởi loài chim khổng lồ này. Nhận thấy tiềm năng kinh tế và sự mới lạ của mô hình này, anh quyết định ở lại trang trại một thời gian để học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi đà điểu.

    Trở về quê hương, anh Xiến mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 10 con đà điểu giống với giá 2,5 triệu đồng/con. anh chia sẻ rằng, ban đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm và mô hình này còn khá mới mẻ ở địa phương, anh chỉ nuôi thử nghiệm với số lượng nhỏ.

    Tuy nhiên, với bản tính cần cù, chịu khó học hỏi, anh Xiến không ngừng quan sát, theo dõi đặc tính sinh hoạt và thói quen ăn uống của đà điểu để điều chỉnh cách chăm sóc cho phù hợp. Sau 8 tháng miệt mài, đàn đà điểu đầu tiên của anh đã đạt trọng lượng trên 1 tạ/con. Khi xuất bán thịt thương phẩm, anh thu về lợi nhuận hơn 30 triệu đồng, một kết quả vượt ngoài mong đợi.

    Thành công bước đầu này đã tiếp thêm động lực cho anh Xiến tiếp tục đầu tư và mở rộng quy mô chăn nuôi đà điểu. anh nhận thấy đà điểu là loài gia cầm dễ nuôi, ít dịch bệnh, chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    Anh nông dân ở Hòa Bình thành công với mô hình nuôi đà điểu. Ảnh: Trung tâm VHTT&TT/Cổng TTĐT Kim Bôi

    Anh nông dân ở Hòa Bình thành công với mô hình nuôi đà điểu. Ảnh: Trung tâm VHTT&TT/Cổng TTĐT Kim Bôi

    Hiện nay, mỗi lứa, gia đình anh Xiến nuôi từ 80-100 con đà điểu. Với giá bán thịt đà điểu thương phẩm khoảng 80.000 đồng/kg, mỗi lứa anh xuất bán ra thị trường trên 10 tấn thịt, thu về lợi nhuận hơn 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

    Không chỉ dừng lại ở việc nuôi đà điểu, anh Xiến còn kết hợp nuôi thêm lợn thương phẩm, tạo công ăn việc làm ổn định cho 5 lao động địa phương với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Mô hình kinh tế đa dạng này không chỉ mang lại thu nhập cao cho gia đình anh mà còn góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

    Câu chuyện của anh Nguyễn Văn Xiến là một minh chứng điển hình cho tinh thần dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn, thử thách của người nông dân Việt Nam. Bằng sự nhạy bén và quyết tâm, anh đã tìm ra hướng đi mới, biến những khó khăn thành cơ hội, góp phần làm giàu cho bản thân và quê hương.

    Hướng dẫn nuôi đà điểu sinh sản

    Chăm sóc đà điểu đúng cách

    Nuôi đà điểu sinh sản đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ, bởi chất lượng trứng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng con giống sau này. Đà điểu thường đẻ trứng từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau, thời gian còn lại chúng nghỉ ngơi và thay lông.

    Đặc biệt, cần lưu ý thời điểm đà điểu đẻ trứng thường là từ 2h chiều đến 7h tối để thu gom trứng kịp thời, tránh trứng bị dẫm vỡ hoặc thấm nước, ảnh hưởng đến tỷ lệ nở.

    Đà điểu cái thường đẻ theo đợt, mỗi đợt khoảng 8-10 quả, sau đó nghỉ 10 ngày rồi mới đẻ tiếp. Hiểu rõ đặc tính này sẽ giúp bà con chủ động hơn trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả chăn nuôi đà điểu lấy trứng.

    Điều kiện chăm sóc đà điểu sinh sản

    Cần đảm bảo chuồng nuôi phải có ánh nắng mặt trời chiếu vào, mặt bằng cao, tránh đọng nước hay ngập lụt. Khu vực chuồng nuôi phải yên tĩnh, không có tiếng động mạnh gây ảnh hưởng.

    Sau ba tháng nuôi gột, nếu muốn nuôi đà điểu sinh sản phải chuyển chúng sang chuồng mới để làm quen. Thời gian đầu sau khi chuyển qua chuồng mới phải làm cho chúng thích nghi với đường chạy mới.

    Dọn dẹp chướng ngại vật trong chuồng nuôi. Đảm bảo diện tích của chuồng nuôi và sân chơi đủ rộng rãi cho đà điểu tự do vận động.

    Nuôi đà điểu sinh sản đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ, bởi chất lượng trứng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng con giống sau này. Ảnh: Dân tộc & Phát triển

    Nuôi đà điểu sinh sản đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ, bởi chất lượng trứng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng con giống sau này. Ảnh: Dân tộc & Phát triển

    Nuôi đà điểu sinh sản cho ăn gì?

    Trong quy trình nuôi đà điểu sinh sản thì ngoài việc chọn giống, chọn con con, vấn đề thức ăn cũng rất quan trọng. Như đã nói ở trên, đà điểu vốn ăn tạp, các loại thức ăn trong tự nhiên mà chúng có thể ăn như rau củ, lá cây, cỏ, hạt ngũ cốc,… Ngoài ra, bà con cũng có thể cho chúng ăn thêm các loại cám gà, cám ngỗng,…Tùy theo mỗi giai đoạn khác nhau mà áp dụng chế độ ăn cho đà điểu khác nhau.

    Nuôi đà điểu sinh sản mỗi ngày cần cho ăn từ 1.6 đến 1.8kg/con. Thời gian cho ăn thích hợp là vào đầu buổi sáng. Đến đầu buổi chiều kiểm tra lại lượng thức ăn trong máng vừa hết là được. Song, bà con cũng nên theo dõi năng suất đẻ trứng của từng con mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu con có năng suất đẻ tốt thì cần gia tăng lượng thức ăn để đảm bảo sức khỏe và đủ chất dinh dưỡng để chúng đẻ tiếp.

    Kỹ thuật phối giống đà điểu

    Nhiều người thắc mắc nuôi đà điểu bao lâu thì phát dục, xin trả lời là khoảng từ 20 đến 25 tháng tuổi. Vậy nên, khi con mái được 18 đến 20 tháng tuổi bà con nên ghép với con đực để chúng quen gần. Lưu ý, nên ghép với con đực già hơn ít nhất 6 tháng tuổi. Bởi con mái thường phát dục sớm hơn con đực nửa năm.

    Thời điểm phối giống đà điểu thường là vào buổi sáng hay giữa buổi chiều. Hiếm khi thấy xảy ra vào buổi trưa. Nếu một con đà điểu đực khỏe mạnh mỗi ngày có thể phối giống được từ 11 đến 13 lần mỗi ngày.

    Các loại bệnh thường gặp

    Để tiết kiệm chi phí nuôi đà điểu cũng như tối ưu lợi nhuận thì quan tâm đến bệnh hại của vật nuôi này là điều mà bà con cũng không được bỏ qua. Theo đó, đà điểu thường mắc bệnh lậu, tắc đường tiêu hóa, bệnh viêm túi lòng đỏ,… Mỗi loại bệnh này đều có đặc điểm riêng và phương pháp điều trị khác nhau.

    Lời khuyên của các chuyên gia là phải quan sát, theo dõi đàn vật nuôi thường xuyên. Nếu có phát hiện nhiễm bệnh cần điều trị sớm. Liên hệ với các bác sĩ thú y để được hỗ trợ điều trị, hạn chế tự mình thực hiện nếu không có kiến thức và kinh nghiệm, bởi điều đó có thể gây thiệt hại cho đàn vật nuôi.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/anh-nong-dan-kiem-300-trieu-nho-nuoi-loai-khong-lo-la-giong-nhap-ngoai-a459858.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan