+Aa-
    Zalo

    Ảnh hưởng của bệnh vẩy nến tới các móng tay, móng chân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bệnh vẩy nến là căn bệnh ngoài da nan y, người bệnh thường có cơ địa nóng, rát, và thường xuyên bóc từng lớp vẩy này đến lớp vẩy khác

    Hỏi : Con tôi bị bệnh vẩy nến đã 8 năm nay, chữa trị ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Cháu rất ngại giao tiếp vì các mảng đóng vẩy trên đầu, trên người cứ bong tróc da, gần đây quanh móng chân, móng tay của cháu nay lại đóng những lớp sừng sần sùi, các móng sun lại, bóp ra có mủ, cháu thường bảo hay bị đau, cứng các đầu khớp.
    Không biết đây có phải là biến chứng của bệnh vẩy nến không? Mọi người bảo tôi ở đông y Bảo Thanh Đường có chữa dứt điểm được bệnh vẩy nến giống như của con tôi, vậy xin hỏi bác sĩ phương pháp điều trị ra sao? Kiêng cử như thế nào để bệnh khỏi hẳn? Xin cảm ơn bác sỹ. 
    Thúy Hằng ( Q.3 - TPHCM )
    Chào Chị!
    Bệnh vẩy nến là căn bệnh ngoài da nan y, người bệnh thường có cơ địa nóng, rát, và thường xuyên bóc từng lớp vẩy này đến lớp vẩy khác; bệnh xuất hiện ở dạng các vết tổn thương màu đỏ, bị lồi lên và thường dẫn đến hiện tượng da bị viêm, bao phủ bởi một lớp vẩy màu bạc hoặc màu trắng. Những vết tổn thương này thì thường được thấy ở đầu gối, khuỷu tay hoặc phía dưới lưng, da đầu, để lâu dần bệnh phát ra toàn thân, các vùng da bị đỏ và bong lớp vẩy ở diện rộng gây nên đau đớn và khó chịu, sun dày các móng chân tay, các lớp sừng hóa hay vảy tróc hết lớp này tới lớp khác, móng sẽ bị lõm bất thường, có những mảng màu hồng trên móng và làm bong móng (móng bị tách ra khỏi nền móng) với đường viền đỏ ở cả móng tay chân, ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt, móng dày, giòn, dễ mủn gãy hoặc rụng cả móng, gây thương tổn và móng tay và móng chân bị sần sùi, lỗ rỗ và xung quanh có mủ…bệnh càng để lâu trở thành mãn tính sẽ dẫn đến viêm khớp, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, đau khớp và sưng ...nhiều khi người bị vẩy nến dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến tích nước, người béo phì, mặt sưng phù nặng hoặc ảnh hưởng đến các bệnh khớp, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng mất ngủ triền miên làm giảm sút việc học hành, lao động.
    Bệnh  phát  sinh do các yếu tố như nhiễm khuẩn, nội tiết dị ứng, tăng sinh tế bào thượng bì hoặc có thể lạm dụng chất kích thích như cafe, rược, thuốc lá, ma túy… mất ngủ hoặc do bệnh tật như bệnh lao, bệnh phổ, bệnh AIDS, lao lực, quá độ, căng thẳng thần kinh (stress) suy nhược cơ thể, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, rối loạn cân bằng hormone, rối loạn cân bằng chuyển hóa, kể cả yếu tố di truyền, mổ xẻ, truyền máu..
    Con chị  đã bị vẩy nến 8 năm, nay các móng sun lại, sưng đau và mưng mủ lại bị đau các khớp - đây là một thời gian khá dài tạo điều kiện cho bệnh ủ và phát triển trong cơ thể. Vì thế để điều trị bệnh cho cháu một cách tận gốc thì giải pháp tốt nhất là chữa bệnh vừa uống thuốc từ bên trong kết hợp với bôi ngoài và tắm thuốc.
    Cần phát hiện và điều trị sớm bệnh vẩy nến tránh để bệnh lâu kéo dài  làm sun móng, sưng và mưng mủ, ảnh hưởng đến các khớp và các bệnh khác...
    Về cách chữa của Bảo Thanh Đường là hoàn toàn bằng thảo dược. Với những loại thuốc bôi rất đặc trị của Bảo Thanh Đường, các dược liệu quý để bôi lên vùng da hồng đỏ làm cho vùng bệnh dễ chịu ngay.  Bảo Thanh Đường có 1 loại thuốc tắm rất hiệu quả để giảm ngay các triệu chứng ngứa, sưng đau, bong tróc vẩy như trường hợp của cháu, sau đó có 1 loại thuốc sữa tắm làm cho làn da và cơ thể được mát không còn cảm giác nóng ở da nữa (vì cơ địa của người bị vẩy nến rất nóng), và sau này khỏi hẳn, cải thiện móng, móng mọc ra, da sẽ được mịn màng và không còn vết thâm do bệnh để lại, kết hợp thuốc thoa chỉ 1lần vào buổi tối và thuốc uống được cô sẵn, đóng thành viên nang rất dễ sử dụng (khi lấy thuốc sẽ có toa hướng dẫn rất cụ thể), làm cơ thể dần ổn định, phân giải các độc tố trong cơ thể, mát gan, tiêu viêm, lợi tiểu...
    Để có phương thức chữa trị đúng và kịp thời, cách tốt nhất chúng tôi khuyên chị nên đưa cháu đến phòng khám để nắm chính xác tình hình bệnh nhằm chữa trị theo đúng chỉ định của bác sĩ nên dùng thuốc theo hướng dẫn, đồng thời chị cần động viên cháu nên giữ tâm lý thoải mái, không lo âu, tránh tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mạnh, không bi quan, tránh căng thẳng thần kinh vì nó càng làm bệnh thêm phức tạp, hạn chế kết quả điều trị vẩy nến, tránh chà xát mạnh lên tổn thương khi tắm rửa và bôi thuốc.
    Chúc chị vui khỏe và cháu mau khỏi bệnh.
    Bác sĩ Nguyễn Phan Anh
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/anh-huong-cua-benh-vay-nen-toi-cac-mong-tay-mong-chan-a91301.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan