Trong cuộc đối thoại trực tiếp ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 29/3, phái đoàn Nga đã đưa ra 2 bước giúp hạ nhiệt căng thẳng bao gồm việc đề xuất một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky; và quân đội Nga sẽ giảm hoạt động quân sự ở Kyiv và Chernihiv.
Khoảng 1 ngày sau đàm phán, Bộ Quốc phòng Anh cho biết các đơn vị chịu tổn thất nặng nhất của Nga đã phải rút khỏi Ukraine để trở về nước và sang nước láng giềng Belarus. Theo đó, phía Anh nhận xét diễn biến này đang ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự của Nga.
Trong một tuyên bố này 30/3, Bộ Quốc phòng Anh nêu: "Hoạt động như vậy đang gây thêm áp lực lên công tác hậu cần vốn đã căng thẳng của Nga và cho thấy những khó khăn mà Nga đang phải đối mặt để tổ chức lại các đơn vị của mình ở các khu vực tiền tuyến tại Ukraine".
Bộ cho biết thêm, Nga có thể sẽ tiếp tục bù đắp cho khả năng cơ động mặt đất bị giảm sút thông qua các cuộc tấn công bằng pháo và tên lửa hàng loạt.
Trong 1 tháng thực hiện chiến dịch quân sự, các lực lượng Nga vẫn chưa giành được sự kiểm soát ở bất kỳ thành phố lớn nào của Ukraine, trong khi các lực lượng Ukraine đã đạt được nhiều bước tiến khi giành lại quyền kiểm soát một vài ngôi làng từ quân đội Nga ở ngoại ô thủ đô Kyiv, theo phía Đông Bắc và phía Nam.
Nga đã gọi hoạt động của họ ở Ukraine là một "chiến dịch quân sự đặc biệt" nhằm tìm giải giáp và "phi hạt nhân hóa" Ukraine. Kể từ khi chiến sự nổ ra, Nga và Ukraine đã tổ chức nhiều vòng đàm phán, cả bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tuy nhiên, phải tới cuộc đàm hán ngày 29/3 ở Thổ Nhĩ Kỳ, 2 bên mới thực sự bày tỏ sự lạc quan và đạt được nhiều tiến triển.
Minh Hạnh (Theo Reuters)