+Aa-
    Zalo

    Ấn tượng Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế tại Nga

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế (MAKS) 2015 đã diễn ra tại sân bay Zhykovsky ở ngoại ô Moskva từ 25/9 và kéo dài tới ngày 30/8.

    Triển lãmhàng không vũ trụ quốc tế (MAKS) 2015 đã diễn ra tại sân bay Zhykovsky ở ngoại ô Moskva từ 25/9 và kéo dài tới ngày 30/8. 

    Tham gia sự kiện có 760 doanh nghiệp trong đó có 609 công ty và các tập đoàn hàng đầu của Nga cùng 151 công ty nước ngoài, đến từ 25 quốc gia.


    Bất chấp các biện pháp trừng phạt, một lượng lớn các doanh nghiệp hàng đầu của phương Tây, như Airbus, Safran, Boeing, Thales, Bombardier, Rolls Royce đều tham dự sự kiện. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thái tử Abu Dhabi, Mohammed Al Nahyan, đã tới dự ngày khai mạc triển lãm.

    Tuy nhiên sự bao vây cấm vận cũng có thể thấy rõ qua các mẫu máy bay được trưng bày. Ngoại trừ điểm nhấn là chiếc máy bay chở khách thân rộng Airbus A350XWB, hầu hết các mẫu máy bay đáng chú ý năm nay đều là sản phẩm của Nga.


    Trước tiên khách tham quan sẽ bắt gặp khu máy bay huyền thoại thời Xô Viết như tiêm kích Su-27, máy bay chở khách siêu thanh Tu-144..; tiếp đó là khu máy bay hiện đại như máy bay cảnh báo sớm, máy bay vận tải chiến lược Il-76MD-90A; tiếp đến là loạt máy bay ném bom chiến lược tầm xa nổi tiếng của Nga, từ chiếc máy bay cánh quạt Tu-95MS vẫn được quân đội Nga sử dụng, cho tới máy bay ném bom siêu thanh hạng nặng Tu-160, Tu- 22M3. 


    Ngoài các sản phẩm máy bay trưng bày, 12 gian hàng tại triển lãm có sự hiện diện của tất cả các công ty tham gia chế tạo máy bay, linh kiện, và thiết bị phụ trợ của Nga.


    Sau máy bay ném bom chiến lược là loạt máy bay chiến đấu tiên tiến, từ Su-34, Su-30SM, Su-30M2, Su-27SM3, MiG-29-SMT, MiG-31BM, MiG-35D, cho tới mẫu tiêm kích đa năng Su-35S đang rất được quan tâm, hay mẫu máy bay huấn luyện Yak-130 có thể nhanh chóng chuyển đổi công năng thành máy bay chiến đấu.

    Bên phía đối diện, khách tham quan có thể "mục sở thị" chiếc máy bay vận tải khổng lồ IL-76MDK, được sử dụng để huấn luyện cũng như chuyên chở tàu và phi công vũ trụ.

    Mẫu máy bay hành khách mới Sukhoi SuperJet-100 của Nga với khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn, hay loạt máy bay trực thăng chiến đấu hầm hồ của công ty Trực thăng Nga: trực thăng tấn công tác chiến trên biển Ka-52K lần đầu tiên được giới thiệu, Mi-28NE "Thợ săn đêm", trực thăng chiến đấu đa năng Mi-35M, trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26T2, trực thăng đa nhiệm Ka-226T, trực thăng vận tải quân sự Mi-17 được trang bị thiết bị điện tử và định vị... 


    Tại các gian hàng này, đáng chú ý là sự hiện diện của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn đa công nghệ khổng lồ của Nga Rostec (Công nghệ Nga) trong thành phần có tới 700 doanh nghiệp, khoảng 400 nhà máy cùng nhiều viện nghiên cứu.


    Ngoài ra, tại triển lãm còn có nhiều màn trình diễn "nghệ thuật" các máy bay máy mới nhất do phi công và đội bay điêu luyện thực hiện, kể cả màn trình diễn kỹ thuật phức tạp của tiêm kích đa năng thế hệ thứ 5, PAK FA (T-50). 

    Tham gia triển lãm năm nay có 14 công ty con của Rostec gồm các doanh nghiệp tiếng tăm như Công ty Trực thăng Nga, công ty thiết bị điện tử KRET, Tổng công ty Động cơ Thống nhất, Aviatekhpriyemka,VSMPO-AVISMA, Ruselectronics, công ty xuất khẩu vũ khí độc quyền Rosoboronexport, RT-Chemcomposite, High Precision Systems, Công ty Sản xuất Trang Thiết bị Thống nhất, hay công ty chế tạo tổ hợp phòng không danh tiếng Almaz-Altey. 

    Các gian hàng này trưng bày tất cả các giải pháp công nghệ mới nhất của Nga, từ động cơ máy bay, thiết bị điều khiển, tác chiến điện tử, thiết bị cơ khí chính xác, cho tới vật liệu, thiết bị phụ trợ, các hệ thống phòng không đa dạng và tiên tiến.


    Phát biểu với phóng viên Việt Nam, ông Viktor Kladov, Trưởng Ban hợp tác quốc tế của Rostec cho biết: "Việt Nam là đối tác truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi có mối quan hệ rất gần gũi với Việt Nam. Chúng ta có rất nhiều dự án phát triển chung, trước tiên là trong lĩnh vực quốc phòng, chúng tôi cung cấp một lượng lớn khí cụ lục quân, không quân, hải quân, máy bay và trực thăng, và chúng ta cũng hợp tác trong các lĩnh vực dân sự, một ví dụ là công ty liên doanh trồng và chế biến cao su tự nhiên của Rostec với Việt Nam, Visorutex". 

    Một mẫu máy bay được trưng bày tại triển lãm.


    Qua triển lãm này, có thể thấy để chế tạo những chiếc máy bay hiện đại cần có một nền công nghiệp nặng đa dạng, toàn diện, đòi hỏi những khoản đầu tư chiến lược, lâu dài, khả năng hấp thụ công nghệ, đặc biệt là yếu tố con người. 

    Chính vì vậy, việc sở hữu những chiếc máy bay chiến đấu Su hiện đại không chỉ giúp Việt Nam bảo vệ vững chắc tổ quốc mà còn giúp đẩy việc chuyển giao, hấp thụ công nghệ, để Việt Nam có thể tiến tới xây dựng ngành chế tạo cho riêng mình.

    Theo TTXVN

    Video đang được xem nhiều: [mecloud]kPsbZyd796[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-tuong-trien-lam-hang-khong-vu-tru-quoc-te-tai-nga-a108142.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.