+Aa-
    Zalo

    Ăn phải bả chó, một bệnh nhi 22 tháng tuổi nguy kịch

    (ĐS&PL) - Khi đang chơi ở sân nhà thì bất ngờ nhặt một vật dưới đất và bỏ vào miệng. Cha mẹ bé nhìn thấy nhưng không kịp ngăn lại.

    Ngày 14/6, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận cấp cứu bệnh nhi H.Y.N.H. (22 tháng tuổi, ngụ tỉnh Đắk Nông) rơi vào tình trạng nguy kịch sau khi ăn phải bả chó.

    Gia đình bệnh nhi cho biết, vào khoảng 17h ngày 12/6, bé H. đang chơi ở sân nhà thì bất ngờ nhặt một vật dưới đất và bỏ vào miệng. Cha mẹ bé nhìn thấy nhưng không kịp ngăn lại.

    Khi chạy đến thì chất độc trong bả đã xịt vào miệng của bé. Biết đó là bả chó mà các "cẩu tặc" dùng để đánh bả 2 con chó nhà mình, gia đình vội ẵm bé đi rửa miệng nhưng do nhà hết nước nên lập tức đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông (cách nhà khoảng 5 phút đi xe).

    Ăn phải bả chó, một bệnh nhi 22 tháng tuổi nguy kịch. Ảnh minh họa.

    Ăn phải bả chó, một bệnh nhi 22 tháng tuổi nguy kịch. Ảnh minh họa.

    Bé H. vào viện trong tình trạng lơ mơ, tay chân gồng cứng. Tại đây, các bác sĩ đã xử trí, cấp cứu ban đầu, bao gồm rửa dạ dày, truyền dịch,... Sau đó, bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông chuyển bé lên Bệnh viện Nhi đồng 2 để tiếp tục điều trị. Tình trạng của bé đến hiện tại đã tạm thời ổn định.

    Bả chó thường có chất độc Xi-a-nua (dạng lỏng) được đặt trong các túi ni-long cột căng tròn, bên ngoài được phủ một lớp thịt mỏng. Khi ăn trúng bả, túi ni-long sẽ nhanh chóng vỡ ra, chất độc xịt vào trong khoang miệng gây tử vong. Theo chia sẻ của gia đình, tình trạng đánh bả chó thường xuyên xảy ra trong khu vực ảnh hưởng đến sự an toàn của người dân, đặc biệt là trẻ em.

    ThS.BS.Huỳnh Thị Thúy Kiều – Phó khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 khuyến cáo, ngộ độc Xi-a-nua là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, cần phải có kỹ thuật và trình độ chuyên môn để xử trí hiệu quả, không tạo thêm các vấn đề nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến người bệnh (như việc không nên cố làm cho trẻ nôn ói ra chất độc có thể gây trầy xước cổ họng, xuất huyết dạ dày, hít sặc...).

    Để phòng ngừa các tai nạn đáng tiếc, cha mẹ nên trông chừng trẻ nhỏ cẩn thận, không để trẻ xa tầm mắt. Đối với các trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể hướng dẫn để trẻ có thể nhận biết và tự động tránh xa các chất gây hại. Khi bị ngộ độc, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/an-phai-ba-cho-mot-benh-nhi-22-thang-tuoi-nguy-kich-a434358.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan