Chandrayaan -3 sẽ bao gồm trạm đổ bộ, robot tự hành và bộ phận đẩy như bản tiền nhiệm, chi phí của các trang bị mới vào khoảng 35 triệu USD.
Ông Kailasavadivoo Sivan - Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho biết, công tác chuẩn bị cho chuyến bay không người lái của tàu Chandrayaan-3 đang diễn ra trôi chảy.
Được biết, Ấn Độ đặt mục tiêu phóng tàu trong năm 2020 nhưng có thể dời sang năm 2021. Nếu thành công, chuyến bay sẽ biến quốc gia này thành nước thứ tư trên thế giới hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng, sau Nga, Mỹ và Trung Quốc.
Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 sẽ hạ cánh xuống cực nam của Mặt Trăng, vị trí chưa từng có tàu đổ bộ trước đây để tìm kiếm khoáng chất. Ảnh: ISRO |
Theo ông Sivan, tàu Chandrayaan-3 sẽ có cấu hình tương tự như các tàu trước đó. Chandrayaan-3 sẽ bao gồm trạm đổ bộ, robot tự hành và bộ phận đẩy như bản tiền nhiệm. Chi phí của các trang bị mới vào khoảng 35 triệu USD.
Được biết, kế hoạch phóng tàu không người lái lên Mặt Trăng nằm trong tham vọng trở thành cường quốc trong lĩnh vực không gian của Ấn Độ. Quốc gia này lên kế hoạch phóng ít nhất 25 tàu vào năm 2020.
ISRO cũng đang chuẩn bị cho chuyến bay có người lái đầu tiên lên quỹ đạo năm 2022. ISRO đã tuyển chọn 4 phi hành gia để tập huấn ở Nga vào cuối tháng 1.
Trước đó, hồi tháng 7 năm ngoái, Chandrayaan -1 được phóng lên vào ngày 22/10/2008. Còn Chandrayaan-2 là lần phóng tàu phức tạp nhất mà ISRO từng tiến hành. Con tàu được thiết kế để hạ cánh xuống cực nam của Mặt Trăng, vị trí chưa từng có tàu đổ bộ trước đây, nhằm thực hiện các nhiệm vụ bao gồm tìm kiếm nước cùng khoáng chất và đo động đất. Nhưng dự án này đã thất bại hồi tháng 9 khi tàu Chandrayaan-2 đâm xuống Mặt Trăng.