Mới đây, quân đội Ấn Độ dã triển khai thành công các tên lửa siêu âm và cận âm ở khu vực Ladakh sát biên giới Trung Quốc.
Hindustan Times đưa tin hôm 30/9, Ấn Độ đã bắn thử thành công tên lửa hành trình siêu âm không đối không BrahMos tới dọc theo biên giới với Trung Quốc ở khu vực Ladakh và Arunachal Pradesh.
Các quan chức quốc phòng cho biết vụ thử tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 450 km, được thực hiện trong khuôn khổ dự án PJ-10 của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO).
Tên lửa BrahMos. Ảnh: Sputnik. |
Tên lửa hành trình siêu âm được đánh giả là một cột mốc quan trọng trong quan hệ đối tác quân sự Ấn-Nga kể từ khi DRDO phát triển, với sự hợp tác của công ty công nghệ quân sự Nga NPOM.
Động thái này của Ấn Độ được cho là nhằm đối phó với việc quân đội Trung Quốc triển khai các tên lửa đất đối không tầm xa ở Tân Cương và Tây Tạng.
Theo Hindustan Times, hôm 29/9 Ấn Độ cũng đưa tên lửa cận âm Nirbhay và tên lửa đất đối không tầm ngắn Akash tới khu vực giáp Trung Quốc để đề phòng các kịch bản xấu nhất có thể xảy ra.
Các động thái của Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc đang trong giai đoạn căng thẳng liên quan tới việc tranh chấp chủ quyền ở biên giới hai nước.
Ấn Độ đã bắn thử thành công tên lửa hành trình siêu âm không đối không BrahMos tới dọc theo biên giới với Trung Quốc ở khu vực Ladakh và Arunachal Pradesh. Ảnh: Sputnik. |
BrahMos là tên lửa có thiết kế dựa trên tên lửa chống hạm tầm xa Onis của Nga. Phiên bản phóng từ mặt đất của BrahMos đã gia nhập biên chế quân đội Ấn Độ từ năm 2007.
BrahMos được Nga và Ấn Độ phát triển chung và hiện là một trong những tên lửa hành trình bay nhanh nhất thế giới. Ngoài phiên bản phóng từ mặt đất, BrahMos còn có biến thể phóng từ máy bay, tàu chiến hoặc tàu ngầm. Phiên bản nâng cấp của tên lửa này có thể có tầm bay lên tới 500 km.
Bích Thảo(Theo Sputnik)