+Aa-
    Zalo

    Ăn cá ngừ cũng phải biết cách nếu không nguy hiểm tính mạng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau khi ăn cá ngừ, cô gái nhập viện trong tình trạng nổi mẩn ngứa, phát ban toàn thân, khó thở, tụt huyết áp, có dấu hiệu bị sốc phản vệ.

    Sau khi ăn cá ngừ, cô gái nhập viện trong tình trạng nổi mẩn ngứa, phát ban toàn thân, khó thở, tụt huyết áp, có dấu hiệu bị sốc phản vệ.

    Các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), vừa cứu sống một cô gái 25 tuổi, đang làm việc ở Đồng Nai bị sốc phản vệ vì dị ứng với cá ngừ.

    Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã đặt máy ECMO hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn ngoài cơ thể để cứu bệnh nhân. Sau bố ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân dã tiến triển tốt, được rút ống nội khí quản, tự thở ô xy và có thể nói chuyện được.

    Theo bác sĩ Huỳnh Quang Đại, khoa Hồi sức cấp cứu cho biết, khi nhập viện tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch, huyết áp tụt, phải bóp bóng cung cấp oxy. Ống thở có những bọt màu hồng trào ngược ra ngoài chứng tỏ phổi bị tổn thương. Bác sĩ kết luận ca bệnh này thuộc trường hợp sốc phản vệ nặng. Món cá ngừ có thể bị ươn sinh ra các chất độc khiến cô gái bị dị ứng.

    Bệnh nhân kể lại, ngày 18/5 bệnh nhân đi làm ca chiều nên 14 giờ đã mang cơm (có món cá ngừ)  đến công ty để 18h ăn. Chỉ 5 phút sau khi ăn cá, cơ thể bệnh nhân bị nổi mẩn ngứa, phát ban toàn thân, khó thở, tụt huyết áp nên đã được đưa đến y tế cơ quan, sau đó đưa đến một bệnh viện gần đó. Tuy nhiên, vì tình trạng nặng nên đã chuyển lên BV Chợ Rẫy để cấp cứu.

    Được biết, bệnh nhân có tiền căn dị ứng, các bác sĩ nghi ngờ sau khi ăn cá ngừ bệnh nhân bị dị ứng và rơi vào tình trạng sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nặng.

    Cá ngừ rất giàu chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, trong thịt cá ngừ có chất béo thiết yếu omega 3 (tiền chất tạo DHA, EPA…) rất cần thiết cho sự tạo thành và phát triển, hoàn thiện hệ thần kinh của trẻ em, giúp trẻ thông minh. Omega 3 cũng là chất rất hữu hiệu để giảm mỡ trong máu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu, giảm huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch, hạn chế thoái hóa khớp…

    Tuy nhiên, chất đạm trong cá ngừ cũng như một số loại hải sản khác có thể gây ra phản ứng dị ứng trên những người có cơ địa dị ứng (có nghĩa là không phải ai cũng bị dị ứng với cá ngừ).

    Cũng như các loại cá hay hải sản khác, cá ngừ có khả năng gây dị ứng rất cao khi bị ươn, vì khi cá ươn sẽ sinh ra nhiều chất histamin trong thịt cá. Ngay cả đối với người trước đây không hề dị ứng cá ngừ nhưng nếu ăn phải cá ngừ ươn, chất histamin cũng có thể gây ra các phản ứng như nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa, sưng môi, co thắt ruột gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, co thắt phế quản gây khó thở, hen suyễn…

    Khi mua nhớ chọn con còn tươi để hạn chế tối đa lượng histamin. Có thể lựa chọn qua cảm quan với các dấu hiệu: Thịt thân cá chắc, mắt trong, mang đỏ, cắt ra còn máu đỏ tươi, hậu môn ở gần đuôi cá nhỏ, bụng ruột cá còn kín, vây cá dính chắc vào thân, mùi tanh nhẹ…

    Cá chết lâu và bảo quản không tốt sẽ bị ươn làm thịt cá mềm nhũn, ấn vào thân cá để lại vết lõm, thân cá rũ xuống, mang đỏ bầm, đổ ruột, mùi tanh nồng. Dù cá còn tươi cũng nấu chín kỹ để giảm bớt khả năng dị ứng. Mua cá ngừ ở các nơi bán hàng uy tín như siêu thị, cửa hàng tươi sống đủ điều kiện bảo quản…

    Nam Anh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-ca-ngu-cung-phai-biet-cach-neu-khong-nguy-hiem-tinh-mang-a230519.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan